Trước tiên xin
lưu ý với bạn đọc, khi cuộc bầu cử chưa chính thức kết thúc, khi cơ quan chức
năng Mỹ chưa công bố ai là người thắng cử, khi Bộ tư pháp Mỹ quyết định điều
tra sự gian lận phiếu…thì UCV nào xưng danh mình là Tổng thống đều được coi là
tự phong mà người Việt Nam gọi là “cầm đèn chạy trước ô tô” hay “chưa thấy nước
vội cởi quần” (châu Âu).
Theo kết quả
sơ bộ thì UCV tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden đã cán đích 270 phiếu đại
cử tri để đắc cử Tổng thống Mỹ thứ 46. Giới truyền thông Mỹ, cũng như năm 2000
khi ủng hộ Al Gore, đã tung hô cùng với đảng Dân chủ ăn mừng chiến thắng. Tuy
nhiên, có 2 thực tế đã xảy ra:
1, Cuộc kiểm đếm
phiếu chưa kết thúc.
2, Phe đảng Cộng
hòa đang có rất nhiều bằng chứng tố cáo phe Dân chủ gian lận phiếu bầu khiến Bộ
Tư pháp Mỹ đã chính thức vào cuộc điều tra. Do đó, ai là Tổng thống phải được
quyết định từ Tòa tòa Tối cao Mỹ. Vậy nên, “cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa
kết thúc”…
Ai vội vàng và ai lạnh lùng mừng “Tổng thống
Mỹ Biden”?
Cho đến lúc
này, các tờ báo nổi tiếng trong truyền thông của Mỹ luôn thắc mắc và có tờ còn
phẫn nộ về việc tại sao Putin, Tập Cận Bình…chưa gửi lời chúc mừng đến Joe
Biden đắc cử Tổng thống Mỹ.
Thủ tướng Đức
Angela Merkel (66 tuổi), Tổng thống Pháp Macron (42 tuổi), Thủ tướng Israel
Benjamin Netanyahu (71 tuổi), Thủ tướng Anh Boris Johnson (56 tuổi), Thủ tướng
Canada Justin Trudeau (48 tuổi) và Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi (70 tuổi)…đã
trực tiếp hoặc gián tiếp chúc mừng Joe Biden (77 tuổi) về chiến thắng tuyệt vời
của ông.
Nhưng có không
ít danh sách những người vẫn đang giữ im lặng lạnh lùng khiến không chỉ báo chí
Mỹ mà một tờ báo nổi tiếng của Đức, tờ Bild phẫn nộ thay như sau:
“Danh sách này bao gồm tên của những kẻ
“chuyên quyền và những kẻ độc tài đẫm máu”: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
(36 tuổi), người cai trị Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (66 tuổi), Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình (67 tuổi) và trên hết là người đứng đầu Điện Kremlin
Vladimir Putin (68 tuổi)”.
Theo tờ báo
này thì những ai chưa chúc mừng Tổng thống Biden được giới truyền thông Mỹ xác
nhận là nằm trong “trục kẻ thù của Mỹ”.
Thật thú vị và
tò mò là không hiểu tại làm sao mà giới truyền thông Mỹ-PT lại “nổi nóng” về
chuyện này như vậy…Và có thể đây là câu trả lời…
Trước tiên,
Nga, Trung Quốc…và cả Việt Nam chưa gửi lời chúc mừng xã giao đến tân Tổng thống
Mỹ vì chưa có kết quả bầu cử được tuyên bố chính thức bởi cơ quan chức năng của
Hoa Kỳ thay vì nghe từ giới truyền thông Mỹ.
Năm 2000, giới
truyền thông Mỹ cũng đã rầm rộ thông báo Al Gore “thắng” nhưng cuối cùng George
W Bush là “người cuối cùng tra kiếm vào vỏ” đấy thôi.
Thứ hai, đối với
Nga – Putin. Khi Donald Trump (74 tuổi) đánh bại Hillary Clinton (72 tuổi)
trong cuộc đua tổng thống 4 năm trước, Tổng thống Nga đã gửi cho ông một bức điện
chúc mừng ngay trong những giờ đầu tiên. Còn bây giờ, điệp viên KGB – Tổng thống
Nga Putin không vội vàng, bởi lẽ:
1, Cuộc bầu cử
chưa kết thúc, đang còn đếm phiếu và đặc biệt đang còn tố cáo nhau về sự gian lận
trong bầu cử và Trump đang còn chiến đấu mà kết quả là “chưa thể biết ai là người
cuối cùng tra kiếm vào vỏ”, Trump hay Biden.
2, Bình luận về
sự khác biệt năm 2016 với năm 2020, nhà phân tích nổi tiếng của Điện Kremlin
Sergei Markov, trong một cuộc phỏng vấn với New York Times đã nói: “Putin là một
người lính giỏi và ông ấy sẽ không vẫy đuôi trước kẻ thù”.
Điều này được
hiểu, thứ nhất, Nga không phải là chư hầu của Mỹ, và thứ hai, Putin sẵn sàng
chuẩn bị cho một cuộc đối đầu không tránh khỏi với Mỹ nếu như Biden trở thành Tổng
thống, bởi trong tuyên bố tranh cử của mình, Joe Biden đã coi Nga là kẻ thù với
an ninh Mỹ.
Trong khi đó,
các động thái chính sách đối ngoại đầu tiên của Trump phần lớn trùng khớp với
mong muốn của Điện Kremlin (mặc dù sau này không như mong đợi).
Từ 2 vấn đề
trên có thể hiểu Nga – Putin chỉ có thể chúc mừng xã giao với Biden khi ông
chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ hoặc khi cuộc bầu cử đã kết thúc, Trump
chính thức công nhận thất bại, bàn giao Nhà Trắng cho Biden.
Bây giờ trận đấu
Trump – Biden đang diễn ra căng thẳng ở phút cuối, các quốc gia nào vội vàng
công nhận ai, cổ vũ cho ai chính là sự can thiệp vào bầu cử nước Mỹ. Quyết định
ai là Tổng thống Mỹ chỉ là người dân Mỹ tức là phiếu bầu hợp pháp, không phải của
giới truyền thông. Chấm hết.
Thật thú vị là
Putin không phải là “kẻ độc tài” duy nhất giữ im lặng về chiến thắng của Biden.
Nhà “độc tài” Triều Tiên Kim Jong-un cũng im lặng và sự im lặng đến mức có thể
không chúc mừng tân Tổng thống Mỹ dù là xã giao của Triều Tiên thì dư luận cũng
không mấy ngạc nhiên.
Trump là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên gặp gỡ một
thành viên của một “triều đại sát thủ”, qua đó nâng cao vị thế quốc tế của Kim,
mặc dù ông không nhượng bộ. Về Biden, Kim tuyên bố: “Ông ấy có chỉ số thông
minh thấp!”
Joe Biden vẫn
chưa nhận được lời chúc mừng nào từ TBT-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhưng, rất có thể, đồng chí Tập Cận Bình không phải là một trong những người
đau buồn trước thất bại của Trump, bởi vì đảng Cộng hòa đã tiến hành một cuộc
chiến thương mại khốc liệt với Bắc Kinh và đổ lỗi cho chế độ Tập là nguyên nhân
gây ra đại dịch coronavirus.
Tuy nhiên,
không hẳn Biden là Tổng thống Mỹ thì được cho là sẽ khác với Trump, thật không
may, Biden sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc bởi ở vị thế của Trung Quốc hiện
nay, bất kỳ ai là tổng thống Mỹ thì cũng không thể không cứng rắn.
Rõ ràng thái độ
cư xử của Nga, Trung Quốc với Mỹ là giống nhau bởi trước hết họ không phải là
chư hầu của Mỹ, họ là một trong các cực của thế giới đa cực.
Với biệt danh
“Trump nhiệt đới”, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người đang theo đuổi chính
sách coronavirus giống như tổng thống Mỹ đương nhiệm, cũng từ chối những lời
chúc mừng. Điều tương tự cũng áp dụng đối với Thái tử Ả Rập Xê Út, Mohammed ibn
Salman (35 tuổi). Trump đã có lúc kiềm chế chỉ trích thái tử liên quan đến vụ
sát hại nhà bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi theo hợp đồng tàn bạo, vì ông
muốn Mohammed tiếp tục là đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.
Ai là “người cuối cùng tra gươm vào vỏ”?
Việc Nga, Trung
Quốc và một số quốc gia không vội vàng gửi điện chúc mừng tân Tổng thống Mỹ đã
chứng tỏ tính phức tạp, sự kịch tính đến giờ phút cuối của trận đấu của 2 UCV
là đương kim Tổng thống Trump và Biden của đảng Dân chủ.
Vào ngày
8/11/2020, Donald Trump đã viết câu khó hiểu này: “Tôi đã bắt được tất
cả mọi người!” Làm thế nào để giải thích nó. Năm loại gian lận quy mô
lớn đã được xác định trong các cuộc bầu cử Mỹ. Đầu tiên là danh sách những
cử tri không tồn tại và “linh hồn đã chết”. Thứ hai là bỏ phiếu kép bởi
cùng một người. Thứ ba là bỏ phiếu cho tiền. Thứ tư là gian lận qua
thư. Thứ năm, phần mềm Cạm bẫy đóng sập không chỉ đối với Biden mà tất cả
các quốc gia đổ xô đến chúc mừng Biden”.
Chủ tịch Ủy
ban bầu cử Mỹ Trey hôm qua tuyên bố: “có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử và
các phương tiện truyền thông tuyên bố kết quả bầu cử không hợp lệ". Đồng
thời, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ tuyên bố mở cuộc điều tra về những vi phạm gian lận
trong bầu cử…
Như vậy đúng
như Trump đã tuyên bố, “cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc” là không sai, Trump sẽ
chiến đấu đến cùng.
Đến ngày
10/11, chỉ có một phần ba cử tri Đảng Cộng hòa tin tưởng vào hệ thống bầu cử của
Mỹ. Những “hạt giống” của sự ngờ vực mà “đặc vụ” Donald Trump đã gieo và đảng Cộng
hòa nói riêng và trong toàn hệ thống nói chung sẽ cùng cuộc chống gian lận bầu
cử càng lâu thì tình cảm này càng bén rể…
Thú vị thay, tại
một số nhà cái, cơ hội chiến thắng của Trump tăng từ 0% lên 12%, và một số ấn
phẩm đã loại bỏ xác nhận về chiến thắng của Biden ở Pennsylvania.
Ai là “người
cuối cùng sẽ tra gươm vào vỏ”? Trận đấu đang diễn ra rất kịch tính. Chúng ta cổ
vũ cho bên nào chơi đẹp, nhưng sẽ “phản đối trọng tài không công bằng, thiên vị”.
Không ai có thể “đánh cắp” quyết định của người dân Mỹ.
Làm tốt lắm,
Donald, đừng dừng lại. Trump cố lên!
Luôn đọc bài của chú
Trả lờiXóaĐến băy giờ thì Việt Nam gửi lời chúc mừng có còn "quá" sớm không?
Trả lờiXóa