Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Chỉ có thể là Putin (tiếp theo)

 Putin thi triển Aikido trên mức “thượng thừa”!

Có thể dư luận và bạn đọc đang hút vào cuộc đấu tại nước Mỹ của 2 UCV tổng thống Trump – Biden, nhưng giới nghiên cứu quân sự - địa chính trị thế giới còn sửng sốt và choáng hơn khi tại chiến trường Transcaucasus trong cuộc chiến giữa Azerbaijan (được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn) và Armenia, Điện Kremlin đứng đầu là Putin đã “thi triển môn võ Aikido” tuyệt diệu đến mức trên cả thượng thừa.

Rồi đây, không chỉ Học viện Chỉ huy – Tham mưu mà cả Học viện Ngoại giao, không chỉ nước Nga mà cả thế giới, phải đưa các thao tác (thi triển) này vào tài liệu, bài giảng để nghiên cứu, bởi vì nó xảy ra bằng một loạt các thao tác quân sự, ngoại giao cùng lúc để đạt được một kết quả địa chính trị tuyệt vời…

Tư tưởng của môn võ Aikido này là tự vệ, chiến thuật của nó là sử dụng lực của đối phương thành của mình để quăng, quật. Khi sử dụng Aikido đến mức “thượng thừa” thì không chỉ bảo vệ được mình mà còn bảo vệ được đối phương khỏi bị chấn thương nguy hiểm. Theo đó, vận vào ở cuộc chiến Nagorno-Karabakh (N-K) chúng ta thấy:

1, Lực của đối phương ở đây là sức mạnh quân sự của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng này với sức mạnh áp đảo trên không, trên bộ, vũ khí trang bị hiện đại, tiên tiến, đông, mạnh đã tấn công chớp nhoáng vào khu vực phòng thủ của N-K được hỗ trợ bởi Armenia. Quả thật tổn thất của các bên là rất lớn…

2, Armenia thất bại nhưng không thất bại hoàn toàn, vì một phần của N-K không bị Azerbaijan đánh chiếm; Azerbaijan mặc dù phải (bị) dừng lại trước chiến thắng hoàn toàn nhưng kết quả hiện tại đủ để chính quyền Tổng thống Aliyev vui mừng với chiến thắng về quân sự và chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ tuy không thỏa mãn, bị Nga đàn áp, song vẫn có kết quả quân sự, chính trị tốt hơn tại Libya. Nói chung ai cũng “có phần” mà không hoàn toàn chết hẳn.

3, Nga “ngồi trên núi xem” chỉ chờ đến lúc cần thiết thì “hạ sơn” ra tay nhưng đã thu được một kết quả lớn nhất: Buộc các bên dừng lại để mình triển khai một “Lực lượng gìn giữ hòa bình” (Tôi phải tô đậm cụm từ này vì còn nhiều chuyện để nói với nó sau) tại N-K, chuyển sự quản lý trực tiếp nước cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh từ Armenia sang Nga. Đồng thời, khiến cho chính quyền Armenia đứng đầu là Thủ tướng Pashinyan – thân Mỹ, bài Nga, chống Nga “must go”.

Như vậy, thực tế tình hình tại Nagorno-Karabakh là như thế, liệu nó có giống với kết quả tư tưởng tối cao mà môn võ Aikido đề ra không?

Thần tốc, thần tốc…không ai kịp trở tay!

Nếu như tại Crimea năm 2014, khi Mỹ - NATO đang chưa kịp vui mừng vì Maidan kết thúc thắng lợi, giới phát xít đang háo hức lên kế hoạch bài Nga thì toàn bộ bán đảo Crimea cờ Nga đã tung bay phấp phới. Những “người lịch sự Nga” đã đến làm chủ tự lúc nào…thì tại Nagorno-Karabakh lại khác…

Nói chính xác tình huống thì không phải Thủ tướng Pashinyan ký thỏa thuận nhượng bộ (đầu hàng) để chấm dứt chiến tranh lúc 0 giờ ngày 10/11 mà chính Nga là người đã ngăn chặn Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ ngừng lại.

Vấn đề là với cơ sở nào mà Nga đã khiến cho Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng lại khi chỉ cần một cú nhấn là toàn bộ khu vực “cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh” sẽ về tay họ trong khi mục tiêu chiến dịch đề ra là tấn công chớp nhoáng, đánh chiếm toàn bộ khu vực Nagorno-Karabakh?

Nếu cho rằng vì Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ sợ Nga trả đũa khi vô tình bắn hạ một máy bay Mi-24 của Nga như đã từng khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ lao đao…thì không phải, bởi vì, chỉ sau khi Putin chứng kiến Aliyev và Pashinyan ký xong hiệp định thì 8 giờ sau đó, với 14 chuyến bay Il-72 lực lượng mũ nồi xanh của Nga đã có mặt tại những nơi cần thiết ở Nagorno-Karabakh…

Điều này có nghĩa là sự chuẩn bị của Nga ngay cả trước khi cuộc đàm phán bắt đầu, quân đội Nga từ căn cứ quân sự số 102 ở Gyumri đã bắt đầu triển khai ở biên giới Armenia-Azerbaijan. Việc triển khai diễn ra bí mật, vào ban đêm và tại một khu vực mà trước đó chưa ghi nhận sự hiện diện của quân đội Nga. Chính xác về thời gian ban đêm và sự xuất hiện của quân đội Nga ở một địa điểm bất ngờ là nguyên nhân khiến Azerbaijan giải thích cho việc vô tình bắn rơi trực thăng Nga đi cùng đoàn quân Nga.

Rõ ràng là quân đội Nga đã chuẩn bị sẵn sàng và chỉ chờ lệnh là xuất phát và với một lực lượng cùng với trang bị như vậy trong một thời gian ngắn như vậy thì đúng là thần tốc, thần tốc…không ai kịp trở tay, không ai kịp nghĩ đến ngăn chặn…

Thổ Nhĩ Kỳ ngậm ngùi…

Lúc này, quả thật không ai có thể biết tại sao Nga dừng được chiến thắng cuối cùng của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Có nhiều lý do nhưng nó nằm trong thuyết âm mưu. Chẳng hạn, Tổng thống Aliyev không muốn hoàn toàn chiếm trọn Nagorno-Karabakh, vì nếu thế, ông hoàn toàn phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ mà không thể thực hiện chính sách “đa vecto”, do đó, cố tình bắn rơi Mi-24 của Nga, dùng sự kiện này vừa ký hiệp định vừa để kiềm chế, răn đe Thổ Nhĩ Kỳ gây khó.

Tuy nhiên, như một nhà bình luận quân sự Nga đã nói, “ Nga đã nhướng mày buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải ngồi im” tuy hơi tự cao tự đại nhưng có vẻ hợp lý vì đây chính là lợi ích an ninh cốt lõi của Nga. Đụng vào đó, Nga sẽ chơi thật không nương tay như ở ĐB Syria hay ở Libya.

Rốt cuộc, Nga đã có lực lượng gìn giữ hòa bình duy nhất của riêng mình tại đây và bạn có thể liên tưởng phần còn lại của khu vực Nagorno-Karabakh chính là khu vực tự trị giống như 2 nước cộng hòa Nam Ossetia và Abkhazia.

Năm 2008, Chính quyền Gruzia đã coi thường “lực lượng gìn giữ hòa bình Nga” tại đây, đã bất ngờ tấn công Nam Ossetia và Abkhazia. Kết quả là xe tăng Nga đã cách thủ đô Tbilisi 40 km khiến Tổng thống Gruzia phải “nhai ca vạt”.

Bây giờ khi “lực lượng mũ nồi xanh” Nga đã được “Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan tạo điều kiện” cho đứng chân ở đây thì bài học đó không thể nào quên cho Armenia hay bất kỳ thế lực nào muốn đụng vào họ. Do đó, dù cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có gan tày trời cũng không dám đụng trực tiếp và quân Nga nên phải chấp nhận quan sat viên ở vòng ngoài trên lãnh thổ của Azerbaijan mà thôi.

Điều thú vị nữa là việc “Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga” hiện diện tại Nagorno-Karabakh cũng khiến cho giới hiếu chiến Ukraine bi quan chán nản…như thế nào chúng ta sẽ phân tích sau đây…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét