Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Chỉ có thể là Putin!

 

Một lần nữa, Putin ra tay cực kỳ đúng lúc!

Vào ngày 10/11/2020 lãnh đạo của 3 quốc gia Nga, Azerbaijan và Armenia đã ký một hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh (không phải là đình chiến) tại Nagorno-Karabakh với 9 điều khoản thỏa thuận quan trọng.

Chuyện gì đã xảy ra tại cuộc chiến Nagorno-Karabakh?

Chỉ biết rằng, việc công nhận các hiệp định này sẽ có nghĩa là kết thúc thực sự của cuộc chiến mà Armenia đã thất bại hoàn toàn nếu như không muốn nói là sự đầu hàng. 

Tất nhiên, nếu Armenia đồng ý chấp nhận các điều khoản hòa bình vào đầu tháng 10, trong các trận chiến giành Hadrut, thì tổn thất lãnh thổ (45% lãnh thổ Nagorno-Karabakh đã rơi vào tay Azerbaijan) sẽ không quá đau đớn và Shusha có thể sẽ ở lại với người Armenia. Nhưng chính quyền Thủ tướng Pashinyan trông chờ vào Mỹ nên trong một tháng chiến tranh đã khiến Armenia rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều, Shusha đã bị mất và thủ phủ Stepanakert đã bị đe dọa.

Điều đó thực sự đã buộc Thủ tướng Pashinyan phải đau đớn ký vào văn bản, nếu không, toàn bộ Nagorno-Karabakh sẽ rơi vào tay Azerbaijan, tức tình huống tồi tệ sẽ tồi tệ hơn.

Nếu các thỏa thuận đã ký được thực hiện, thì:

1, Azerbaijan đã nhận được các khu vực cần thiết, Shusha, một hành lang đến Nakhichevan. Đây là chiến thắng vô điều kiện của Azerbaijan. Đúng, Tổng thống Aliyev đã thất bại trong việc chiếm được toàn bộ Nagorno-Karabakh, nhưng những gì đạt được là quá đủ để tuyên bố chiến thắng cả về quân sự và chính trị. 

2, Người chiến thắng thứ hai trong cuộc chiến đương nhiên là Thổ Nhĩ Kỳ. Erdogan đã có thể nhúng tay vào phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga, củng cố ảnh hưởng của mình đối với Azerbaijan, có được hành lang trên bộ tới Biển Caspi qua Armenia, có được sự hiện diện quân sự ở Azerbaijan (cải trang thành quan sát viên) và quảng cáo lại các thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tổn thất của Thổ Nhĩ Kỳ là không đáng kể. Đánh giá, sau thất bại trong chiến dịch đánh chiếm Sirte ở Libya, thì đây là một thành công khá đáng kể.

3, Nga, mặc dù có những tổn thất nhất định, vẫn có thể duy trì vai trò trọng tài, đóng vai trò là người hòa giải duy nhất của các bên, không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện vai trò này. Tuy nhiên, với việc tăng cường vai trò của Erdogan trong Nam Kavkaz, Nga sẽ phải đối mặt với một vài thách thức. 

Sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nagorno-Karabakh thực sự khiến Nga trở thành người bảo đảm cho sự tồn tại của khu vực này - về mặt quân sự, sau khi mất các vùng lãnh thổ. Nagorno-Karabakh khó có thể xây dựng một hệ thống phòng thủ hiệu quả ở các vùng lãnh thổ còn lại, nằm trên một hành lang rộng 5 km.

Do đó, sự hiện diện quân sự của Nga tại Nam Kavkaz trong 5-10 năm tới được đảm bảo. Điều tương tự cũng áp dụng cho căn cứ ở Gyumri, bởi thực tế hiện nay, yêu cầu rút quân của Nga sẽ là hành động tự sát đối với người Armenia và đồng nghĩa với việc mất phần còn lại của Nagorno-Karabakh, vì không có lực lượng gìn giữ hòa bình, vấn đề phong tỏa hành lang Lachin sẽ không phải là vấn đề lớn đối với người Azerbaijan.

Putin ra tay đúng lúc?

Câu chuyện về chiếc trực thăng Mi-24 bị bắn rơi thực sự bắt đầu diễn ra trong khuôn khổ đạt được các thỏa thuận đình chiến - như Moscow tuyên bố, các cuộc đàm phán hòa bình đã diễn ra trong một thời gian dài và do đó sự khởi đầu của chúng chắc chắn không gắn với cái chết của chiếc trực thăng, nhưng rất có thể câu chuyện này đã thúc đẩy việc ký kết hòa bình… 

Nếu như tại Syria năm 2015, một chiếc Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Nga đã làm gì để khiến cho tầm cỡ “nghênh ngang, dọc ngang nào biết trên đầu có ai” như Tổng thống Erdogan phải sang Nga quỳ gối xin lỗi, xin tha thì Tổng thống Azerbaijan ngay đêm đó phải ký vào thỏa thuận chấm dứt chiến tranh khi “thế thắng như chẻ tre” là không thể không suy nghĩ. “Bạn đã bước qua làn ranh đỏ, hãy chịu mọi hậu quả”.

Mặt khác, tình thế, thế trận đã đủ cho Thủ tướng Pashinyan phải ký giấy đầu hàng, đủ để cho Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai 1.960 quân với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại, 90 xe bọc thép chở quân, 380 đơn vị ô tô và thiết bị đặc biệt đến Nagorno-Karabakh.

Vấn đề này, chúng ta hãy nghe Alexei Venediktov, tổng biên tập của đài phát thanh Echo of Moscow (Tiếng vọng Matxcova) đánh giá: “Thật thú vị khi lãnh thổ Nagorno-Karabakh từ sự kiểm soát của Armenia đang được chuyển giao cho sự kiểm soát của Nga”. (Lưu ý, Echo of Moscow là đài của phe chống chính quyền Putin).

Không chỉ thế, tình thế, thế trận đã đủ để cho phe đối lập trong Armenia tập hợp lực lượng để lật đổ chính quyền Thủ tướng Pashinyan. Thực tế, tất cả 17 đảng đối lập của Armenia đã yêu cầu Thủ tướng Pashinyan từ chức và thành lập chính phủ Thống nhất Quốc gia với nội các chiến tranh.

Tất nhiên, trong tình huống này Điện Kremlin cũng chẳng thương xót, mặn mà chi lắm nếu như Pashinyan bị lật đổ. Tại sao à? Hỏi người Mỹ.

Hoan hô, Vladimir Putin! Đây là những gì mà Putin đã thể hiện - sự bền bỉ, tính toán máu lạnh và một cú đánh quyết định vào thời điểm quan trọng. Ở Chechnya năm 1999, với các nhà tài phiệt trong những năm 2000, ở Crimea năm 2014, ở Syria năm 2015, bây giờ là ở Nagorno-Karabakh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét