Thế kỷ XX, loài người đã biết đến
một phương tiện chiến đấu mang tên Hàng không mẫu hạm (HKMH) hay tàu sân bay.
Nước Mỹ đã có và duy trì cho đến nay 11 HKMH như vậy. Đó là một con tàu nổi
trên biển cỡ lớn chứa máy bay và làm sân bay cho máy bay cất, hạ cánh.
HKMH không ai dám đánh chìm!
HKMH là biểu tượng quyền lực của
một quốc gia. Và, thực sự là vương trượng của quốc gia bá chủ thế giới Hoa Kỳ.
Khi thế giới có tình huống xung đột hay thiên tai thì việc đầu tiên của Tổng thống
Mỹ là đặt câu hỏi: “Hạm đội tàu sân bay nào của Mỹ ở gần nhất?”.
Điều này cho thấy, toàn bộ học
thuyết quân sự về sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ dựa trên việc sử dụng 12
nhóm tàu sân bay (CSG) tấn công mạnh nhất (nay chỉ còn 11) của Mỹ vẫn đã,
đang có giá trị răn đe và là nắm đấm mạnh, khủng khiếp cho bất cứ ai dám đụng
vào.
Cơ cấu chính của 1 CSG: Gồm 1 HKMH,
2 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm tên lửa, 1-2 khinh hạm săn ngầm, 1-2 tàu ngầm
nguyên tử tấn công và các tàu hậu cần.
Là chiến hạm có trọng tải lớn nhất
trong CSG, nhưng HKMH chỉ đơn thuần là sân bay cho các đơn vị chiến đấu cơ
F/A-18EF Super Hornet đa nhiệm (phòng thủ, tấn công…) và điều phối hoạt động hạm
đội với khả năng phòng thủ tối thiểu.
Đảm bảo phòng không của CSG là
các tuần dương hạm lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke thông qua
sự kết hợp của các hệ thống điều phối hỏa lực Aegis, tổ hợp SM-2, SM-3. Ngoài
ra, các chiến hạm này cũng đảm bảo khả năng tấn công vào đất liền bằng tên lửa
hành trình Tomahawk.
Nhiệm vụ chống ngầm, ngoài tàu ngầm
nguyên tử lớp
Trong cơ cấu này, có thể thấy,
máy bay F/A-18EF Super Hornet thực sự được coi như là “lưỡi hái của thần chết”
và do đó, tác chiến bằng không quân là phương án tác chiến chủ công mang tính
quyết định kết thúc chiến dịch của khối chiến đấu này.
Với sự bảo vệ như vậy, theo tính toán của
chuyên gia quân sự Nga, Hải quân Trung Quốc, muốn tiêu diệt được nó thì phải mất
40% lực lượng.
Riêng tuần dương hạm lớp
Ticonderoga có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không, và theo các
chuyên gia Trung Quốc đã tính, phải cần 150 đến 200 máy bay SU-27 của Trung Quốc
đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.
Dựa trên CSG, cùng với hơn 500 quả
Tomahawk, Mỹ thực hiện chiến thuật “tác chiến Không –Biển” siêu việt mà cho đến
nay là nỗi kinh hoàng, khủng khiếp cho bất cứ quốc gia nào ven biển, kể cả
Trung Quốc.
Lưu ý: CSG nó mạnh, ghê gớm như vậy
nhưng kẻ thù không ai dám tiêu diệt nó
cho dù có khả năng đi nữa, vì đó là
“Biểu tượng sức mạnh, quyền lực của Mỹ” và, trên đó, chưa kể tài sản, HKMH có đến
gần 6000 người Mỹ phục vụ, cho nên, khi bị đánh chìm có nghĩa là 6000 người Mỹ
bị chết cùng lúc…
Bạn nghĩ sao khi Mỹ đang là một
trong hai siêu cường hạt nhân, Mỹ là quốc gia đầu tiên và duy nhất dám sử dụng
VKHN thì Mỹ lại ngồi im nhìn CSG cùng 6000 quân nhân chìm xuống đáy đại dương?
Có thể nói, ngoại trừ Nga làm việc
đó ra, những quốc gia còn lại, kể cả Trung Quốc, đều bị Mỹ đáp trả tàn khốc,
không còn tồn tại trên danh nghĩa nhà nước hoặc bị hủy diệt. Do vậy, HKMH không
chỉ được bảo vệ bởi các chiến hạm vòng ngoài mà còn được bảo vệ bởi “Đòn tấn
công phủ đầu bằng VKHN” của Mỹ.
Như vậy, với sự có mặt của 11
CSG, cho phép Mỹ chính thức đã, đang là quốc gia bá chủ đại dương.
“Mẫu hạm ngầm” của Nga!
Khái niệm HKMH là gì thì chúng ta
đã rõ, vậy nếu như có một con tàu ngầm cỡ lớn (tất nhiên nó hoạt động ngầm
trong lòng đại dương) mà trong nó chứa rất nhiều tàu ngầm mini, là nơi xuất
phát tấn công, trinh sát...cho các tàu ngầm mini thì con tàu ngầm đó gọi là gì?
Đầu tiên, “mẫu hạm” có nghĩa là
“tàu mẹ” cho máy bay và tàu ngầm mini, nhưng “mẹ” HKMH là tàu nổi, còn “mẹ” của
các tàu ngầm mini lại tàu ngầm, cho nên, tạm gọi phương tiện chiến đấu mới này
là “Mẫu hạm ngầm” (MHN) vậy (Các dịch thuật từ nước ngoài là “tàu ngầm sân
bay…)
Ngày 24/6, Nga đã hạ thủy một con
tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Belgorod, thế hệ thứ 5 đầu tiên của thế
giới. Đây là một con tàu ngầm khổng lồ có đặc điểm nổi bật là chiều dài 184m,
dài hơn con tàu dài nhất thế giới hiện tại là 12m. Ý nghĩa của sự dài như vậy là
gì?
Chúng ta không cần bàn đến các loại
vũ khí khác có thể bố trí trên Belgorod mà chỉ quan tâm đến 2 loại, (1) là tàu
ngầm không người lái Poseidon và (2) là tàu trinh sát, nghiên cứu không người
lái Harpsichord-2R-RM, để chứng minh tính MHN của Belgorod mà thôi.
Cũng như HKMH của Mỹ, MHN Belgorod
nó không tham gia chiến đấu trực tiếp, nó chỉ làm căn cứ xuất phát cho máy bay
và tàu ngầm không người lái, nhưng khác nhau là vũ khí tấn công của Belgorod mạnh
và khủng hơn nhiều lần HKMH. Chẳng hạn, Belgorod phóng Kalibr từ ống phóng lôi và có khả năng
phóng Zircon…
Là tàu mẹ (mẫu hạm) cho Poseidon
và Harpsichord-2R-RM, phương án tác chiến của Belgorod như sau:
1. Giáng trả đòn hạt nhân hủy diệt
từ đại dương bằng “sóng thần” của tàu ngầm không người lái tự hủy Poseidon
(Poseidon là gì thì thế giới đã biết qua thông báo của Tổng thống Nga Putin).
2. Đánh chìm hạm đội tàu sân bay
(CSG). Ở chế độ chiến đấu, đàn Harpsichord-2R-RM sẽ đóng vai trò trinh sát đi
trước “MHN” Belgorod, tìm kiếm kẻ thù và truyền mọi thông tin về “mẫu hạm”. Nếu
nhận được lệnh tấn công, Poseidon sẽ xuất kích…
Với đương lượng nổ 2 megaton giữa đại dương (rất
nhỏ so với gần bờ biển) nhưng chừng đó, Poseidon cũng đủ nhấn chìm toàn bộ bất
kỳ hạm đội nào trên đại dương bao la…
Như vậy, nếu như Nga không có
HKMH, tức không có một tàu sân bay trên biển cho các máy bay cất cánh và hạ
cánh thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên các đại dương như Mỹ thì Nga có “tàu sân
bay ngầm trong lòng biển” là nơi xuất kích của các tàu ngầm mini.
Nhiệm vụ chính của HKMH và của
CSG không phải là săn ngầm và diệt các tàu ngầm không người lái như Poseidon
hay Harpsichord-2R-RM, nhiệm vụ đó các lực lượng khác sẽ đảm nhiệm, nếu có. Do
đó, có vẻ như, trên đại dương, HKMH và CSG là kẻ bị săn bởi kẻ đi săn là MHN
Belgorod.
Hiện tại, “MHN Belgorod” đã bắt đầu
thử nghiệm trên biển đầu tiên và nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, ngay
sau các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, MHN Belgorod sẽ chuyển giao cho hạm đội để
trực chiến dự kiến vào đầu năm 2022.
Sau “mẫu hạm ngầm” Belgorod, Hải
quân Nga sẽ cho ra đời tiếp “mẫu hạm ngầm” Khabarovsk, và sau đó là “mẫu hạm
ngầm” thứ ba và thứ tư của dự án 885 “Ash” được triển khai. Và, không có gì lạ
khi Lầu Năm Góc đang rất lo lắng và theo dõi sát sao “mẫu hạm ngầm” Belgorod xuống
nước…
Vậy là bắt đầu từ đây, nhân loại
đã chúng kiến một phương tiện chiến tranh mới thách thức với Hạm đội tàu sân
bay tấn công vốn đã từng tung hoành trên mặt biển đại dương bao la mà biểu tượng
là HKMH – đó là, “mẫu hạm ngầm” cho đàn tàu ngầm mini tấn công không người lái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét