Liên minh chính trị - quân sự của
“phương Tây tập thể” hai bờ Đại Tây Dương đã rối tung khi Nord Stream-2 (SP-2)
“phát nổ”. Đây là một loại "vũ khí địa chính trị" thảm sát hơn bất kỳ ICBM mang đầu đạn hạt nhân nào man tên SP-2.
Có thể nói, Mỹ hoàn toàn bất lực,
không thể đánh chặn “Siêu tên lửa” mang tên “Nord Stream-2” ở giai đoạn cuối và
để tránh tổn thất lớn hơn và, như Nhật Bản sau khi bị Mỹ ném 2 quả bom hạt nhân
trong thế chiến II, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố đầu hàng:
“Chúng tôi (chính quyền mới) không
thể làm gì được khi SP-2 đã hoàn thành 95%. Mỹ quyết định từ bỏ các lệnh trừng
phạt SP-2 để bảo đảm lợi ích quốc gia…”
Tại sao Mỹ đầu hàng với SP-2?
Giai đoạn cuối về mặt kỹ thuật. Mỹ đã nỗ lực đánh chặn ICBM “SP-2”
này ngay từ giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và đến giai đoạn cuối. Nhưng khi ở
giai đoạn cuối chỉ còn vài giây nữa là nổ tung mục tiêu (khi SP-2 hoàn thành
95%) thì Mỹ bó tay, chấp nhận “dương mắt nhìn”.
Nhưng điều thắc mắc ở đây là tại
sao Mỹ không thực hiện đòn ngăn chặn “giai đoạn cuối về chính trị”?. Nhìn bề mặt,
Mỹ hoàn toàn có thể ngăn chặn được dù SP-2 đã hoàn thành 95%, chẳng hạn:
Hiện tại, thủ tướng Đức Merkel là
“thủ tướng vịt què”, nghĩa là chỉ đến tháng 9 là bà sẽ rời ghế và, trong khi
đó, thủ tướng Đức tương lai sáng giá nhất là của đảng “Xanh” bà Annalena Berbock
thì có xu hướng chống lại Nga và SP-2 quyết liệt…
Tuy nhiên, Mỹ vẫn quyết định
“dương cờ trắng”, điều này cho thấy:
Thứ nhất, rằng, SP-2 là một dự án
kinh tế rất có lợi cho người Đức, sẽ biến nước Đức là một trung tâm trung chuyển
khí đốt cho châu Âu. Đây là lợi ích quốc gia Đức, cho nên bất kỳ ai là thủ tướng
Đức cũng phải đặt lên hàng đầu nếu không muốn bị người dân Đức hạ bệ.
Thứ hai, chưa rõ đảng “Xanh” thắng
cử hay thất cử, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà không loại trừ sự can thiệp của
“yếu tố bên ngoài”. Mặt khác, người Mỹ thừa hiểu: Tuyên bố trong tranh cử là một
chuyện, thực hiện khi thắng cử hay không là chuyện khác.
Đó là những lý do mà Mỹ không bảo
giờ ảo tưởng về một chính quyền mới ở nước Đức có thể thay đổi hoàn toàn về
chính sách đối ngoại, đối nội, thay đổi “lợi ích quốc gia Đức” để rồi Mỹ “cược”
hết vốn liếng vào việc đánh chặn “giai đoạn cuối chính trị”.
Lựa chọn duy trì, bảo vệ mối quan
hệ với đồng minh lớn là Đức thay vì đối đầu với Đức trong SP-2 là lựa chọn
“thua sớm” (dân bài bạc chuyên nghiệp rất hiểu lối chơi này), là lựa chọn thực
tế, một sự lựa chọn cay đắng, ngặt nghèo của Mỹ.
Việc Hoa Kỳ - đứng đầu phương Tây
tập thể, đã “dương cờ trắng” là không dễ dàng. Logic của vấn đề là: Một quốc
gia đứng đầu một liên minh chính trị - quân sự mạnh nhất thế giới, “dương cờ trắng”
khi chỉ khi gặp phải một chướng ngại mà được họ xác định là không thể vượt qua.
Chướng ngại mà Mỹ không thể vượt
qua và không bao giờ vượt qua là quyết tâm chính trị của Nga-Đức trong dự án
SP-2.
Hậu quả tang tóc cho phương Tây tập thể!
Tất nhiên, dự án SP-2 chỉ mới
hoàn thành về mặt kỹ thuật, nó đã nối liền dòng khí đốt Nga đến Đức mà trong
vài tháng nữa, khí đốt Nga có thể bơm đến Đức, và tất nhiên, Mỹ sẽ không ngồi
yên nhìn SP-2 hoàn thành sứ mệnh của nó hoàn toàn…Nhưng, dù vậy, SP-2 cũng gây
tang tóc cho liên minh hai bờ Đại Tây Dương…
Châu Âu đã cay đắng nhận thức một
vấn đề: Mỹ là đầu tiên, lợi ích quốc gia Mỹ là trên hết. Dự án SP-2 đã khiến
cho mâu thuẫn Ba Lan – Ukraine với Đức trở nên không thể dung hòa. Không vô cớ
mà Ba Lan, Ukraine đang la lối về “vòng lặp lại Xô-Đức” trong dự án SP-2, điều
khiến Mỹ vô cùng lo sợ tìm cách nhượng bộ để giữ Đức trong vòng tay…
Không biết, Mỹ sẽ có lợi gì từ việc
này (đầu hàng) trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ vào ngày 16/6 tại Geneva,
nhưng việc Mỹ bỏ rơi, “phản bội” Ba Lan, Ukraine…là thực tế 100%, bởi Ba Lan và
Ukraine là 2 quốc gia theo Mỹ chống lại SP-2 điên cuồng, quyết liệt nhất.
Thảm hại đầu tiên phải kể đến là
Ukraine. Chính quyền Kiev rên rỉ rằng SP-2 hoàn thành, Kiev sẽ mất 3 tỷ USD
hàng năm, dẫn đến “không có tiền để nuôi quân đội”. Nhưng, SP-2 hoàn thành còn
là “khởi đầu của sự kết thúc nhà nước Ukraine” như phương Tây đánh giá mới là đại
thảm họa…
Cùng lúc với Putin tuyên bố nhánh
thứ nhất của SP-2 đã hoàn thành, trong chừng 10 ngày hoàn thiện khâu kỹ thuật,
dòng khí đầu tiên sẽ bơm đến Đức thì Đan Mạch đã thu hồi giấy phép đường ống dẫn
khí Baltic Pipe ngầm dưới đáy biển Baltic từ Na Uy đến Ba Lan.
Đường ống Baltic Pipe dự án hoàn
thành vào năm 2022 sẽ cho phép Ba Lan “độc lập năng lượng” loại bỏ sự phụ thuộc
khí đốt Ba Lan vào Nga, đã bị thu hồi giấy phép, chưa hết, lại bị EU cắt tài trợ
hạ tầng hàng năm đã khiến Ba Lan “chết đứng”.
Ba Lan không ngờ tại sao Đan Mạch
lại sử dụng Ba Lan làm “con dê tế thần” với Đức để xin lỗi vụ tiếp tay cho Mỹ
nghe trộm, “hóng hớt”. Ba Lan quên rằng Đức vẫn đang là đầu tàu, đứng đầu EU,
nên cậy có Mỹ, đã ra tay công khai chống lại…
“Họa đơn vô chí-Phúc bất trùng
lai”. Hối hận không học bài học lịch sử, chống lại Đức, Nga của người Ba Lan đã
muộn.
NATO: “sủa nhưng không cắn”!
Liệu hoạt động của một tổ chức
quân sự (liên minh) dưới nền tảng của một nền chính trị (liên minh) như vậy liệu
có thành công, thậm chí liệu có xảy ra? Quân sự phục vụ cho mục tiêu chính trị,
cụ thể, khi khối liên minh chính trị (phương Tây tập thể) mâu thuẫn xung đột lợi
ích thì hoạt động của NATO phục vụ cho mục tiêu gì?
Trong khi đó, Nga không từ bỏ và
sẵn sàng sử dụng “con át chủ bài vũ khí hạt nhân chiến thuật” của mình (theo The
National Interest, Nga có 3000, Mỹ chỉ có 500) trong 4 tình huống nhằm vào 6 mục
tiêu…thì liệu NATO có chiếm được ưu thế quân sự với Nga nếu xung đột xảy ra?
Rõ ràng, chỉ kẻ ngốc, hoặc bị dí
súng vào lưng thì NATO mới gây chiến với Nga. Về nguyên tắc, gây chiến với Nga
là hành động “lấy kính thử búa”, đương nhiên, người thử nghiệm (Mỹ) sẽ có bài học
nhất định, nhưng chắc chắn kính sẽ bị vỡ. Giới tinh hoa chính trị châu Âu thừa
hiểu điều này.
Chính vì thế, NATO (tôi chỉ nêu
hình tượng chứ không có ý so sánh) như những con Tabaqui nhao lên sủa nhưng
không cắn.
Thông qua vụ SP-2, nó đã khẳng định
một điều: Khi cần thiết, Nga sẽ thẳng tay “sử dụng đòn tấn công phủ đầu” vào quốc
gia nào có hành động không thân thiện nhằm vào Nga (chiến lược an ninh mới của
Nga) thì Mỹ cũng sẽ không bao giờ nhảy vào can thiệp. Điều 5 NATO hay điều 500
cũng vậy thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét