Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Việt Nam tự tin bước vào cuộc chơi!


Nhiều người lý luận rằng, người Việt Nam rất vui mừng, thân thiện khi Tổng thống Mỹ đến thăm vì Mỹ là một cường quốc đứng đầu thế giới mà điều đó khó dành cho Tổng thống một quốc gia nào đó khác Mỹ đến thăm.
Không sai. Nhưng xin được hỏi, liệu vị HLV bóng đá Mourinho có sang thăm và làm việc với đội tuyển bóng đá Việt Nam không?
Một nước Việt Nam “không có tên trên bản đồ thế giới” liệu Tổng thống Mỹ đến thăm và hợp tác?
Rung chấn sau việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
Như đã nói, việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam, ý nghĩa quân sự không lớn, nhưng ý nghĩa chính trị và thương mại lại rất lớn với không chỉ Việt Nam mà trong khu vực.
Về ý nghĩa chính trị. Thứ nhất là khẳng định vị thế của Việt Nam.
Đừng tưởng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một lệnh cấm đã tồn tại hơn 4 thập kỷ là dễ dàng, là đã quên hết sự thù địch và thậm chí có kẻ mà đầu óc mang nặng tư tưởng “nhược tiểu” lại cho rằng đó là “phần thưởng” của Mỹ ban cho Việt Nam.
Cấm vận vũ khí là biểu trưng của sự thù địch, vậy khi dở bỏ cấm vận thì Mỹ đã quên, xóa hết sự thù địch với Việt Nam chưa?
Hãy hỏi, hãy nghe, hãy xem RFA, BBC, Việt Tân cùng hàng chục tổ chức phản động lưu vong đang ăn tiền CIA…hô hào, cổ vũ và hoạt động để lật đổ nhà nước Việt Nam XHCN thì rõ Mỹ đã quên hay chưa thôi.
Nên nhớ rằng, trong khi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” chưa dễ gì quên; những áp lực chống cộng điên cuồng; những “khác biệt” lớn chưa thể vượt qua ngay…tác động rất mạnh vào chính quyền Mỹ thì đó là một quyết định đầy bản lĩnh, một sự lựa chọn đầy khó khăn của người Mỹ.
Và, chẳng lẽ một quyết định ra đời trong hoàn cảnh như vậy lại chỉ vì một nước Cộng sản? Cho một nước Cộng sản? Không bao giờ, bởi lẽ Mỹ vốn thực dụng, không quen làm chuyện đó ngay cả với đồng minh.
Ukraine được coi như là sản phẩm “Cách  mạng màu” của Mỹ, kêu gào Mỹ bán vũ khí sát thương nhưng Mỹ vẫn từ chối, thì việc Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam là một cú chấn động địa mạnh nhiều người phải quan tâm.
Tại Việt Nam cũng có nhiều người sốc vì kỳ vọng quá lớn vào vũ khí Mỹ, họ mường tượng tương lai sẽ thay đổi toàn bộ vũ khí Nga “cũ kỹ, lạc hậu”, bằng vũ khí Mỹ…Một số tờ báo mạng phán như là cơ quan ngôn luận của Bộ tổng TM rằng, sẽ mua loại này, loại kia trong thời gian tới…
Rõ ràng để có được tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thì phải có sự cố gắng của 2 phía, nhưng, phải khẳng định yếu tố mang tính quyết định là Việt Nam trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có vị trí rất quan trọng về địa chiến lược, vai trò trong ASEAN, sức mạnh quân sự và khả năng đối phó với Trung Quốc…mà không có những điều đó thì bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam sẽ chưa xảy ra.
Thứ hai là ASEAN buộc phải lựa chọn.
Đúng như ngài thủ tướng Singapor đã lo ngại cách đây vài năm rằng “Trung Quốc, Mỹ đừng buộc ASEAN phải lựa chọn” thì tình thế “buộc phải lựa chọn” đã xảy ra.
Sau tuyên bổ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thì Trung Quốc cũng tuyên bố tăng cường hợp tác quốc phòng với Malaysia, Thaland, Myanmar.
Hợp tác của Trung Quốc với họ như thế nào, nội dung ra sao thì chưa rõ, nhưng chắc chắn Malaysia, Thailand và Myanmar không dám chống Mỹ, nhưng sự lôi kéo của Trung Quốc cũng đã làm cho nội bộ khối ASEAN phải vào cuộc đấu tranh sinh tồn mạnh mẽ trong vòng xoáy xung đột địa chính trị Trung-Mỹ.
ASEAN phải thống nhất, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, tuy nhiên, đây là điều quá khó, ASEAN chắc sẽ phải buộc lựa chọn, phân hóa, nếu như xung đột lợi ích Trung Quốc-Mỹ ngày càng leo thang không thể dung hòa.
Như vậy, bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam của Mỹ không chỉ là mối quan hệ song phương mà có tác động địa chính trị rất lớn.
Bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thách thức nước Nga
Nói là thách thức nước Nga là vì nó tạo ra một môi trường cạnh tranh với Nga trong vấn đề mua sắm vũ khí của Việt Nam.
Phải khẳng định chắc chắn rằng, Liên Xô và ngày nay là Nga đã đang đồng cam cộng khổ chia xẻ với Việt Nam trong những tháng ngày gian lao vất vả Bảo vệ Tổ quốc. Vũ khí Nga đã đang là xương sống của  sức mạnh quân đội Việt Nam trong phòng thủ bảo vệ chủ quyền Biển Đông.
Chỉ có những kẻ thiếu trái tim và không có lý trí mới phủ nhận, coi nhẹ sự giúp đỡ của Nga, vũ khí Nga trong việc tạo ra sức mạnh răn đe, ngăn ngừa xung đột quân sự trên Biển Đông.
Mỹ đã làm gì cho Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo từ trước đến nay hay chỉ để lại một dấu ấn không quên trong lòng người Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa?
Đừng nhầm tưởng Mỹ can thiệp ở Biển Đông là vì lợi ích của Việt Nam mà đó trước hết là vì lợi ích Mỹ. Và may mắn là lợi ích Mỹ và Việt Nam trên Biển Đông lại tương đồng nên cả hai đều có nhu cầu hợp tác phát triển.
Rõ ràng là ai cũng biết Nga đang độc quyền mua bán vũ khí tại Việt Nam bởi hơn 80% vũ khí của Việt Nam là của Nga. Nga bán vũ khí cho Việt Nam vô điều kiện, nhưng Nga không giàu có để cho không mà phải hoạt động theo nguyên tắc thương mại
Việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sẽ tác động đến Nga 3 vấn đề và cũng chính là 3 vấn đề Việt Nam được lợi:
Một là, Việt Nam có quyền mặc cả giá trong hợp đồng mua bán giữa Nga và Việt Nam. Giờ đây Việt Nam có quyền nói: “đắt quá, tôi mua người khác vậy”, điều đó sẽ làm mềm đi giá cả đôi bên thỏa thuận.
Hai là chất lượng vũ khí, Nga phải cạnh tranh với Mỹ bằng chất lượng, tính năng kỹ, chiến thuật của vũ khí, thay vì như trước đây có sao Việt Nam chịu vậy.
Ba là thời gian thực hiện hợp đồng giao hàng. Có rất nhiều yếu tố khiến người mua nhận hàng rất chậm, trong khi đó vũ khí là mặt hàng rất nhạy cảm bởi nó nằm trong tính toán chiến lược của bên mua. Sự hiện diện của vũ khí trước, trong thời điểm căng thẳng luôn là có tính răn đe, nâng cao khả năng SSCĐ của bên mua.
Đây là 3 vấn đề mà Nga sơ sẩy là bị mất uy tín và có thể mất dần lợi thế vũ khí mà Nga đã tạo dựng với Việt Nam trong thời gian qua.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vừa qua có một kết quả rất tốt đẹp. Đây là thành công của chiến lược đối ngoại Việt Nam khi đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước mà dù khó tính, hồ nghi bao nhiêu cũng không thể phủ nhận.

Nhân dân Việt Nam rất mong muốn quan hệ Việt Nam-Mỹ ngày càng phát triển trên có sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định và phát triển.

4 nhận xét: