Bất kỳ một
chiến lược nào dù đã tốt đẹp, sáng suốt thì nó cũng sẽ không tồn tại theo
cùng với thời gian. Tất cả đều có tính lịch sử. Hôm nay là đúng nhưng ngày mai,
ngày kia là lạc hậu và không thay đổi thì chính nó lại là nguyên nhân của sự
sai lầm. Đó là chân lý, quy luật khách quan.
Hiệp ước đình
chiến Mỹ- Triều Tiên ký với nhau năm 1953 (cũng như khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
NATO), nó đã không phù hợp với tiến trình lịch sử, nó đã lỗi thời lạc hậu và là
nguyên nhân chính cho cái gọi là sự bất ổn, căng thẳng…tại khu vực Đông Bắc Á.
Chừng nào
Mỹ-Hàn Quốc vẫn đang còn trạng thái chiến tranh với Triều Tiên là chừng đó bất ổn
vẫn tồn tại, nguy cơ chiến tranh nổ ra giữa 2 miền là đương nhiên.
Triều Tiên - nhân tố hỗn loạn có kiểm soát
của Mỹ!
Vậy tại sao
chưa có hiệp ước hòa bình? Bởi vì điều kiện tiên quyết Mỹ đặt ra là Triều Tiên (TT) phải
dừng nghiên cứu, chế tạo VKHN, trong khi TT, điều kiện tiên quyết của họ là Mỹ phải ký trước. Bởi lẽ TT đã rút
kinh nghiệm từ tấm gương Iraq ,
Lybia…mà Mỹ đã đối xử.
Về tính logic,
hay về yếu tố tích cực trong cuộc đàm phán thì ai có hơn, Mỹ hay TT?
Đương nhiên là TT, vì họ là nước nhỏ, không đủ khả năng để lật lọng với Mỹ. Trong khi Mỹ,
ngay cho đến giờ đã hơn chục năm, Mỹ vẫn cho rằng VKHN của TT vẫn chưa có
khả năng bay vào lãnh thổ Mỹ…thì tại sao lại đưa ra một điều kiện tiên quyết vô
lý, trịch thượng để triệt tiêu sự đàm phán đến thế.
Đơn giản là vì
Mỹ không muốn. Mỹ muốn khai thác sử dụng cái bất hợp lý của hiệp ước đình
chiến. Bởi đó chính là cơ sở cho việc đồn trú
hơn 70 ngàn quân Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản mà Mỹ không muốn rút về
nước.
Nói tóm lại là
Mỹ muốn bất ổn, căng thẳng tại vùng Đông Bắc Á này. Một sự hỗn loạn có kiểm
soát của Mỹ. Thế thôi.
Muốn có sự hỗn
loạn, trước tiên Mỹ luôn khiêu khích TT bằng những cuộc tập trận.
Động thái của
Triều Tiên trước, trong các cuộc tập trận của Mỹ-Hàn là dọa dẫm, răn đe mang
tính chất “ảo, diễn” bao nhiêu và không quá khó để kiểm chứng thì Mỹ đối phó,
đáp trả với quy mô vượt trội và đặc biệt là có tính chất “thật 100%” bấy nhiêu.
Mỹ không
“diễn”, Mỹ đang triển khai lực lượng, đã triển khai xong 14 hệ thống phòng thủ
tên lửa ở phía Tây nước Mỹ và mới đây đã triển khai xong hệ thống THAAD tại Hàn
Quốc (TT còn lâu mới có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay được tới được đất
Mỹ và THAAD không phải để chống TT).
Con bài TT
đã đang có một “vị trí” xứng đáng trong trò chơi địa chính trị Châu Á-Thái Bình
Dương như vậy thì Mỹ đời nào bỏ đi, không sử dụng cơ chứ! Tuy nhiên…Mỹ có đủ
“phép thuật” để khống chế kiểm soát được CHDCND Triều Tiên không?
Mất kiểm soát Triều Tiên.
Người Mỹ coi
khả năng chế tạo VKHN của TT là khá khiêm tốn khi liên tục cấm vận, trừng
phạt…nhưng hiện nay theo The New York Times thì “Mỹ đã bất lực trong việc ngăn
chặn TT làm chủ kỹ thuật bí mật của VKHN và quan trọng là Mỹ phải làm gì để
ngăn chặn TT có ICBM”.
KN-08 tên lửa đạn đạo đã được diễu hành qua Bình Nhưỡng vào tháng 7 năm
2013 trên xe phóng di động có thể được ẩn trong các hang động hoặc dưới lòng
đất, làm cho tên lửa khó để theo dõi và mục tiêu
Ba năm trước,
Tổng thống Obama đã lệnh cho Lầu Năm Góc thực hiện tác chiến điện tử để chống
lại chương trình thử tên lửa của TT bằng cách phá hoại các cuộc phóng thử
trong vài giây đầu tiên tên lửa rời bệ phóng.
Thực tế đã có
một số lượng lớn tên lửa TT đã bị phát nổ trước khi rời bệ phóng, bị nổ
trên không trung hay rẽ ngoặt đâm xuống biển trong các lần thử.
Kết quả tự
nhiên này khiến cho người Mỹ có cách tiếp cận mới về phương cách chống chương
trình tên lửa của TT và yên tâm rằng phải cần nhiều năm TT mới có ICBM
đe dọa Mỹ.
Tuy nhiên,
những người không ủng hộ lại hoài nghi, cho rằng, việc phóng thử tên lửa không
thành công chưa hẳn là do Mỹ phá hoại mà cũng có thể do lỗi chế tạo và thực tế
trong 8 tháng vừa qua, TT đã thử thành công 3 tên lửa tầm trung. Việc ông
Kim tuyên bố TT đang ở giai đoạn cuối của ICBM là không phải vô căn cứ.
Rõ ràng là
Obama rời nhiệm sở đã để lại cho ông Trump những lựa chọn rất khó khăn để xử lý
vấn đề hạt nhân TT.
Trump có thể ra
lệnh cho Lầu Năm Góc leo thang nỗ lực chiến tranh điện tử để phá hoại…(cách mà Obama
đã từng) nhưng điều đó không đảm bảo chắc chắn, không có độ tin cây cao khi kết
quả không được xác định cụ thể.
Trump có thể
chuẩn bị cho các cuộc tấn công tên lửa trực tiếp vào các vị trí phóng, nhưng có rất ít cơ hội để diệt được
mục tiêu vì TT không phải như Iran .
Mục tiêu tại Iran
tương đối dễ dàng: một nhà máy làm giàu hạt nhân dưới lòng đất có thể bị tấn
công nhiều lần. Trong khi ở TT mục tiêu là thách thức hơn nhiều khi tên lửa
được bắn từ nhiều vị trí và trên các bệ phóng di động ngụy trang nghi binh…
Trump có thể
gây áp lực với Trung Quốc để cắt đứt mọi sự hỗ trợ, nhưng Trung Quốc không bao
giờ vượt qua giới hạn mà có thể khiến Bình Nhưỡng sụp đổ. Và thậm chí Trump có
thể đưa VKHN trở lại Hàn Quốc…nhưng để làm gì?
TT giờ đây
đã đủ sức răn đe. Dù rằng chưa có ICBM vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng các tên lửa
tầm trung, đặc biệt 4 quả tên lửa được phóng vừa qua đã đưa toàn bộ căn cứ Mỹ
tại Hàn Quốc và Nhật Bản vào tầm có hiệu quả.
Chính Mỹ đã
“tạo ra một con quái vật mà mình không thể đánh thắng nó”. Con “quái vật” đó
chính là Bắc Triều Tiên.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
Mỹ luôn muốn gia tăng bất ổn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, nhằm đạt mục đích của Mỹ
Trả lờiXóa