Khi tình hình chiến tranh trên bán đảo
Triều Tiên đang ở tình trạng tạm đình chiến thì Triều Tiên càng không được phép
lơ là mất cảnh giác.
Kể từ năm 2013,
người tỉnh táo chỉ coi CHDCND Triều Tiên làm chứ không nghe họ nói.
Vào ngày 6/3,
giới truyền thông lại một lần nữa nhanh nhạy đưa tin theo cảm giác cũ, cảm giác
mà CHDCND Triều Tiên nói, “diễn” nhưng ít làm. Nhiều tin đã đưa, rằng: “Triều
Tiên đã bất chấp LHQ phóng thử tên lửa ICBM, họ đã phóng 4 quả bay 620 dặm qua
vùng biển Nhật Bản…” vân vân và vân vân.
Triều Tiên không thử nghiệm phóng tên lửa!
Trong quá khứ, Triều
Tiên đã thử nghiệm phóng tên lửa rất nhiều lần tại một trung tâm phóng thử duy
nhất ở Musudan-ri.
Musudan-ri nằm
ở tỉnh Bắc Hamgyong, gần mũi phía bắc của biển Đông Triều Tiên. Khu
vực này có tên cũ là Taepodong trong thời kỳ Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm đóng,
do đó tên lửa Taepodong hay No-dong là lấy tên theo địa danh này.
Từ những năm
1960, tên lửa Scud B do Liên Xô cũ chế tạo được chuyển giao
cho Triều Tiên có tầm bắn từ 280–300 km, nó đã được cải tiến thành
tên lửa Scud C. Cuối năm 1980,Triều Tiên đã chế tạo các tên lửa nhiều
tầng, cứ sau 5 năm tên lửa thế hệ Scud mới lại ra đời.
Tháng 5/1990,
Triều Tiên cho bắn thử tên lửa Nodong hay còn gọi là Taepodong thế hệ 1 đầu
tiên nhưng đã thất bại. Vào cuối tháng 5/1993, Triều Tiên đã thử thành công quả
tên lửa Nodong đầu tiên với tầm bắn khoảng 2000 km.
Một ngày cuối
tháng 5/ 2006, vệ tinh gián điệp của Mỹ và Nhật Bản đều chụp được những bức ảnh
cho thấy Triều Tiên đang nạp nhiên liệu lỏng vào một quả tên lửa lớn. Phân tích
các dấu hiệu khác liên quan, các chuyên gia quân sự Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đi
đến kết luận rằng, Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc thử tên lửa đạn đạo
(ICBM) Taepodong-2.
Sự thật về năng
lực tên lửa của Triều Tiên đến nay thế nào không ai dám nói chắc. Họ có thu nhỏ
được đầu đạn hạt nhân hay không và đã thử nghiệm thành công ICBM như họ nói hay
chưa...Tuy nhiên có một điều mà ai cũng phải thừa nhận là Triều Tiên đã thành
công tên lửa Taepodong-1 tầm bắn khoảng 2.000 km và nó đã biên chế vào tác
chiến.
Điều cần lưu ý
là, tất cả những lần thử nghiệm tên lửa các loại dù thành công hay thất bại thì
cũng đều được tiến hành từ Trung tâm phóng thử nghiệm tên lửa Musudan-ri mà
không bất cứ nơi nào khác.
Chính thế nên
Musudan-ri là nơi các vệ tinh do thám của Mỹ-Nhật-Hàn đều chăm chú vào đó để
phát hiện nhất cử nhất động tình hình tên lửa Triều Tiên, để tố cáo, để chống
phá, để cấm vận…như đã từng.
Thế nhưng, việc
phóng tên lửa ở nhiều vị trí khác nhau đã chứng tỏ rõ ràng là Triều Tiên không
phải phóng thử nghiệm, bởi vị trí đó không phải là nơi đủ cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho thử nghiệm đúng nghĩa như trung tâm Musudan-ri.
Vậy đó là gì?
Tập trận tấn công phủ đầu?
Trong những năm
gần đây, Triều Tiên phóng tên lửa từ rất nhiều vị trí khác nhau. Giới quân sự
Mỹ-Hàn không như giới truyền thông, họ thừa biết Triều Tiên đang tập trận.
Đương nhiên, tập trận phóng tên lửa và phóng thử tên lửa là hai vấn đề hoàn
toàn khác nhau.
Đúng thôi, đã
đến lúc Triều Tiên phải biết tấn công bằng tên lửa, phải biết thực hành tấn
công bằng những bài tập với tình huống giả định sát thực…và họ không hề phủ
nhận vấn đề này.
Năm ngoái sau
cuộc tập trận, Triều Tiên công bố một bản đồ về tầm tác chiến của tên lửa, giới
quân sự Hàn Quốc đã đọc vị được nội dung của cuộc tập trận là nó được tiến hành
bằng cách “hạn chế tầm bắn trong điều kiện mô phỏng tấn công phủ đầu tại các
cảng và sân bay trong khu vực tác chiến ở Hàn Quốc.
Và mới đây, vào
ngày 6/3, tại một căn cứ quân sự phía Tây Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng phóng
liền 4 quả tên lửa mà giới truyền thông đưa tin rầm rộ. chúng bay đi 620 dặm
(hơn 1000 km) trước khi “hạ cánh” xuống vùng biển Nhật Bản.
Có thể nói, lần
này Triều Tiên phóng tên lửa không hạn chế tầm bắn như trước mà được mở rộng
khi 3 trong số 4 quả đã bay 620 dặm (chừng hơn 1000 km) “hạ cánh” trên một vòng
cung trải dài xuống căn cứ không quân Corps gần Iwakuni của Nhật Bản.
Như vậy, tham
gia vào cuộc tập trận của lực lượng pháo binh chiến lược Hwasong của Quân đội
Triều Tiên, lực lượng tên lửa đã không chỉ lấy Hàn Quốc là đối tượng tác chiến
mà khu vực tác chiến được mở rộng đến Nhật Bản và tất nhiên các căn cứ quân sự
Mỹ-Nhật là đối tượng tác chiến.
Vậy tại sao
Triều Tiên lại thực hành phóng tên lửa tấn công hủy diệt căn cứ quân sự Mỹ-Nhật
Bản?
Mỹ-Hàn đang tiến hành một cuộc tập trận được
coi là lớn nhất mang tên Foal Eagle kéo dài 2 tháng với lực lượng tham gia hơn
300 ngàn quân Hàn, 17 ngàn quân Mỹ cùng với cụm tàu sân bay USS Carl Vinson, 10
tàu chở dầu khí, 10 máy bay S-3 Viking, 6 máy bay trực thăng SH-3H Sea King, 4
máy bay gây nhiễu EA-6B Prowler và 4 máy bay E -2 Hawkeye cảnh báo sớm. Ngoài
ra, máy bay chiến đấu tàng hình F-35B tại căn cứ Iwakuni Nhật Bản lần đầu tiên
sẽ được triển khai tham gia để tấn công đòn phủ đầu.
Cuộc tập trận này là thực hành trên thực địa,
thực hiện kế hoạch chiến tranh của Mỹ-Hàn được gọi là OPLAN 5015 được mô tả là
một cuộc tấn công phủ đầu vào Triều Tiên bằng lực lượng không quân, hải quân và
bộ binh, từ ngày 1/3 đến cuối tháng 4/2017.
Song song với
Foai Eagle (Đại bàng non), từ ngày 13-24/3, Mỹ-Hàn tiến hành một cuộc tập trận
khác mang tên “Giải pháp then chốt”. Đây là một cuộc tập trận đặc biệt được mô
phỏng trên máy tính sử dụng không quân, tên lửa…tấn công phủ đầu hủy diệt lực
lượng hạt nhân Triều Tiên.
Đương nhiên,
Triều Tiên coi các cuộc tập trận trên của Mỹ-Hàn là một cuộc tổng duyệt cho xâm
lược. Do đó, Triều Tiên đang làm chỉ đơn giản là counterprogramming (lập trình
ngược) lại “Đại bàng non” và “Giải pháp then chốt” của Mỹ-Hàn.
Khi chiến tranh
trên bán đảo Triều Tiên mới tạm đình chiến; khi Mỹ-Hàn đang lăm le, chuẩn bị
ráo riết đòn tấn công phủ đầu…thì Triều Tiên không thể ngồi nhìn.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóatrộm rình rập nhà mình thì phải chuẩn bị phương án đập chúng nát mặt, mấy tên cướp Mỹ Hàn Nhật đâu phải thiện nam tín nữ gì
Trả lờiXóaMuốn có hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh !.
Trả lờiXóaCâu nói này của bạn rất chuẩn
Xóahình như là 30.000 quân Hàn chứ bác
Trả lờiXóa