Với 6000 quả thủy lôi hiện đại các loại rải
trên Đại Tây Dương là quá ít, nhưng ở eo biển Hormuz thì…
Mỹ vẫn kiên
quyết trong mong muốn cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran
xuống bằng không, ngay cả khi điều này làm tổn thương các nước nhập khẩu dầu từ
Iran .
Các biện
pháp trừng phạt thứ cấp của Mỹ đối với các công ty giao
dịch với Iran
sẽ “quay trở lại” vào ngày 6/8/2018 đối với thương mại ô tô và kim loại và vào
ngày 4/11/2018 cho các giao dịch dầu và ngân hàng. Sẽ không có miễn trừ
đối tượng nào
Giai đoạn “dự
lệnh” dao động từ 90 đến 180 ngày nhằm mục đích cho phép các thực thể kết thúc
các giao dịch, liên hệ ở Iran.
Không ăn thì đạp đổ!
Brian Hook, giám đốc chính sách và kế hoạch của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là tăng áp lực lên chế độ
Tháng 7 năm
ngoái, John Bolton khi chưa phải là cố vấn an ninh quốc gia nhưng đã công
khai kêu gọi thay đổi chế độ ở Tehran .
Và giờ đây, khi đã là Cố vấn an ninh quốc gia thì không có điều gì khiến cho Iran
tin rằng ông ta đã thay đổi quan điểm của mình.
Để thực hiện,
Mỹ đã tiếp cận Saudi Arabia
về chủ đề tăng xuất khẩu để bù đắp cho việc giảm lượng dầu của Iran
trên thị trường thế giới.
Trong khi đó, Tổng
thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo Hoa Kỳ về hậu
quả. Ông cho biết các chuyến hàng xuất khầu dầu từ các nước khác sẽ bị
gián đoạn nếu xuất khẩu dầu của Iran
bị đình chỉ.
Tướng Qassem
Solaimani, chỉ huy lực lượng Al Quds của Đội bảo vệ cách mạng, giải thích rõ
quan điểm của Tổng thống Iran, xác nhận rằng, quốc gia của ông sẽ chặn các
chuyến hàng dầu qua eo biển Hormuz nếu chính quyền Mỹ ngăn chặn xuất khẩu dầu
của Iran.
Tướng Mohammad
Ali Jafari, chỉ huy của Lực lượng Cảnh sát Cách mạng Hồi giáo, tuyên bố rằng “hoặc
là tất cả đều có thể sử dụng Eo biển Hormuz hoặc không ai”.
Rõ ràng là Iran đang sẵn sàng và tỏ ra quyết liệt để thực
hiên theo câu ngạn ngữ của Phương Tây: “Không ăn thì đạp đổ” nếu như Iran
bị cấm vận xuất khẩu dầu.
Điều gì xảy ra khi eo biển Hormuz bị phong
tỏa
Iran, Kuwait,
Qatar, UAE, và phần lớn nhất của xuất khẩu dầu mỏ của Ả Rập Saudi và Iraq đi
qua eo biển Hormuz, chiếm 20% lượng dầu mỏ trên thế giới (khoảng 35% lượng xăng
dầu được buôn bán bằng đường biển) hoặc 17- 18 triệu thùng / ngày và khoảng 3
triệu thùng sản phẩm dầu. Ngoài ra khí tự nhiên hóa lỏng được vận chuyển
từ Qatar
cũng qua đây.
Dầu, khí đốt đi
đến các phần khác nhau của thế giới và không có tuyến đường thay thế. Chỉ
có Saudi Arabia (hai đường
ống xuất khẩu 5,1 triệu thùng một ngày), UAE (một đường ống có công suất 1,5
triệu thùng / ngày) và, ở mức độ thấp hơn, Iraq (một đường ống dẫn tới Thổ Nhĩ
Kỳ với sản lượng 1 triệu thùng/ngày.
1, Với Mỹ: Khi
các nguồn dầu, khí bị chặn tại eo biển Hormuz, cùng với việc trừng phạt Venezuela
thì giá dầu sẽ tăng lên đến 100 USD/thùng và có thể nhiều hơn nữa, sẽ làm tan
nát ước mơ của Tổng thống Trump về dầu giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của Mỹ, lấy phiếu giữa nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, mặt
khác, giá dầu tăng cao sẽ thúc đẩy sản xuất đá phiến của Mỹ. Hiện tại, khai
thác đá phiến với giá dầu từ 70-80 USD/thùng là không có lợi nhuận, nhưng Mỹ
không thể để nó phá sản, và do đó, khai thác đá phiến đang gánh nặng nợ để tồn
tại…
Trong khi đó,
Mỹ vẫn là một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới. Nó
chiếm khoảng 25% tổng lượng tiêu thụ của thế giới (hơn 19 triệu
thùng / ngày), nhưng sản xuất trong nước chỉ cung cấp 7,5 triệu thùng.
Theo Bộ Năng
lượng Hoa Kỳ, vào cuối năm nay, dự kiến sẽ nâng mức tự cung tự cấp lên 10
triệu thùng và đến cuối năm 2019 để đạt được sản lượng trong nước 11 triệu
thùng/ngày, nhưng ngay cả trong trường hợp này, sự phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ
vẫn ở mức 43%. Hiện tại, sự phụ thuộc là gần một nửa, thậm chí đến 52%, do xuất
khẩu dầu của Mỹ.
Như vậy, chỉ có
một mức tăng giá từ 59,9 đến 71 USD / thùng vào tháng 1/2018, Mỹ
chi phí tổn thất trực tiếp là 99,9 triệu USD/ngày, hoặc 36,4 tỷ USD/ một
năm.
Vì thế, chúng
ta không ngạc nhiên trước phản ứng tiêu cực của Nhà Trắng với kế hoạch của OPEC
+ Nga đưa giá dầu thế giới lên 80 USD/thùng vào cuối năm nay. Và, chưa tính nếu
như Iran
chặn eo biển Hormuz thì giá dầu ít nhất là 100 USD/thùng và còn cao hơn.
Rõ ràng
là Mỹ dường như theo đuổi hai mục tiêu loại trừ lẫn nhau cùng một lúc, đó là
giá dầu tăng sẽ tạo điều kiện cho khai thác đá phiến nhưng lại làm kinh tế bầm
dập. Vì thế, từ quan điểm của lợi ích kinh tế Mỹ, việc rút khỏi thỏa thuận hạt
nhân Iran
là không khôn ngoan…
2, Với các đối
tác khác: Các đối tác nhập khẩu lớn nhất từ eo biển này là Ấn Độ, Trung Quốc,
Pakistan và Đông Nam Á, ngoài ra cả Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông dự kiến sẽ bị áp
lực rất lớn của Mỹ và không có thể chịu nổi.
Các quốc gia
này sẽ vùng lên chống Mỹ hay không thì hãy chờ khi Iran đóng cửa eo biển Hormuz rồi
biết…
Mỹ sẽ làm gì khi eo biển Hormuz bị phong
tỏa?
Eo biển Hormuz
khoảng hẹp nhất chỉ có 50 km lại không thuận tiện cho an toàn hàng hải.
Trong cuộc
“chiến tranh tàu chở dầu” năm 1984-1987, cứ 3 ngày một lần lại có báo cáo về
một nạn nhân mới. Thường các cuộc tấn công hay rơi vào các tàu chở dầu. Trong
số 340 tàu bị thương, thiệt hại là 3%. Năm 1984 ghi nhận 3 tàu bị đánh chìm,
năm 1986 là 2 và năm 1987 là 6.
Đặc biệt lưu ý
là trước khi lực lượng tàu quét mìn xuất hiện thì giao thông qua eo biển hoàn
toàn cắt đứt. Đã có 10 tàu vận tải bị vấp mìn và nạn nhân của nó tiếp theo là tàu
khu trục Mỹ Samuel B. Roberts đã gần như bị đánh chìm sau
khi vấp phải.
Hiện nay, hải
quân Iran
được trang bị hiện đại hơn nhiều, nhưng cũng không thể mạnh hơn Hạm đội 5 Hải
quân Mỹ.
Tên lửa của Hải
quân Iran có thể đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho các tàu chiến Mỹ, nhưng
chúng sẽ được phát hiện bởi trạm radar băng tần X dựa trên Qatar của Mỹ trong
ít nhất là bốn phút. Khi đó, chúng sẽ được các tên lủa đánh chặn Patriot
và THAAD đặt tại Saudi Arabia, Kuwait, và UAE được tăng cường bởi
các tàu tuần dương và tàu khu trục của Hải quân Mỹ trang bị hệ thống phòng thủ
tên lửa Aegis tiêu diệt.
Tuy nhiên,
phong toa một eo biển bằng một lực lượng tàu sân bay hay các khu trục hạm tên
lửa là một phương án không tối ưu và chỉ dùng cho bên có lực lượng hải quân
mạnh, vượt trội. Vì thế, phương án tối ưu và thực sự gây ra vô vàn nguy hiểm nhất
chính là phong tỏa bằng thủy lôi.
Theo các ước tính
khác nhau, Iran có kho dự trữ từ 3.000 đến 6.000 quả thủy lôi, bao gồm các
loại: tiếp xúc (chạm nổ), phi tiếp xúc (kích nổ bằng trường vật lý), thủy lôi
phản lực RM-2 (cơ động lao đến mục tiêu), thủy lôi cơ động đáy MDS (tự cơ động
đến vị trí đã định).
Nói chung, khi
người Iran đã chiếm quyền điều khiển được UAV hiện đại nhất của Mỹ thì thủy lôi
của Iran khi được các phương tiện khác bí mật bố trí thì bất kỳ một thuyền
trưởng nào cũng phải “suy nghĩ 2 lần” trước khi mạo hiểm vượt qua eo biển.
Mỹ sẽ sử dụng
tàu rà quét mìn hiện đại để rà quét những quả thủy lôi hiện đại? Không ai nói
trước được thành công bao nhiêu %, có điều, chính Hải quân Mỹ cũng không rà
quét được thủy lôi Mỹ đã phong tỏa ở Việt Nam .
Rà phá thủy lôi
chống phong tỏa vùng biển, trên thế giới cho đến nay chỉ có Hải quân Việt Nam
là giàu kinh nghiệm và thành tích nhất đã từng khiến 3 cường quốc Mỹ, Nga,
Trung Quốc phải “tâm phục khẩu phục”.
Vậy, cuối cùng
liệu Iran
có dám phong tỏa eo biển Hormuz như họ nói hay không?
Vấn đề là do
tình hình thế giới hiện nay không như trước, nghĩa là Iran không đứng một mình
trước sự cấm vận của Mỹ. Iran có Nga, Trung Quốc và đặc biệt thú vị là còn có
thêm phương Tây như Pháp, Anh, Đức…đều chống lại quyết định của Mỹ. Vì thế, khi
chưa bị “dồn vào bước đường cùng” thì Iran sẽ không mạo hiểm như tuyên bố.
Tuyên bố của Iran chẳng qua là để kích thích sự chống
lại quyết định của Mỹ từ các nước liên quan mà thôi, nhưng trong lịch sử, eo
biển Hormuz đã từng hơn một lần biến những con tàu chở dầu thành những nạn nhân
xấu số.
Tình hình hiện nay thì Mỹ khó có thể áp đặt các nước nhỏ theo ý của Mỹ được
Trả lờiXóa