Anh, Ý và Pháp không muốn “gấu Nga” thò
chân vào Libya …
Báo chí truyền
thông, các quan chức Anh đã khẩn cấp kêu lên Thủ tướng Anh, rằng Nga đang can
thiệp quân sự vào Libya ,
rằng hành động của Nga tại Libya
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nước Anh…
Đâu phải bây
giờ, từ năm 2016, bộ trưởng QP Anh khi đó là Michael Fallon nói rằng, Phương
Tây không muốn một tình huống trong đó “một con gấu sẽ chọc bàn chân của
nó ở Libya”.
Đáp lại, Bộ
trưởng QP Nga nói: Hình như trên phù hiệu
của họ có một con sư tử ở đó, đúng không? Vì vậy có một câu nói cũ rằng, “Mỗi
con sư tử là một con mèo, nhưng không phải mọi con mèo đều là một con sư tử”.
Với điều này trong tâm trí, chúng tôi khuyên
các đồng nghiệp Phương Tây tự hiểu sở thú của họ trong khu bảo tồn châu Âu, vì
chúng tôi thấy rằng có một con thú chưa trưởng thành có thể lại trỏ đến một con
gấu…
Tuy nhiên giờ
đây, tiếng kêu thất thanh đó đã có người nghe…khi sự “không muốn” của Anh và
Phương Tây lại là điều Nga “muốn”, mà khi Nga thời đại Putin “muốn thì có vẻ
như…là được”.
Nga đã chiến
thắng tại Syria là rõ ràng, tình hình Syria là không thể đảo ngược, một tiến
trình hòa bình cho Syria đã trong tầm tay; một loạt S-300 được kéo sang Syria
để khuyên Israel, Mỹ, Anh và Pháp hoặc “ngồi yên” hoặc nên rời khỏi…
Đã đến lúc Nga
thi triển bước đi tiếp theo: Libya
– Tây Địa trung Hải.
Nước cờ liên hoàn
Chiến cuộc Syria
là tâm điểm của cuộc chiến địa chính trị của Nga với Mỹ-PT trên bình diện khu
vực Trung Đông và châu Âu. Do vậy làm chủ được cuộc chiến tại Syria là một
thắng lợi cho bất cứ bên nào trong một sân chơi lớn: Kiểm soát Địa Trung Hải.
Bởi vậy, Địa
Trung Hải là ở trung tâm của một trò chơi địa chiến lược rất lớn, nhiều mặt,
xung quanh Syria .
Cuộc chiến
Syria gần như đã hoàn thành với Nga, đã đến lúc Nga có thể “đóng băng” tình
hình Syria như đã từng “đóng băng” tình hình Ukraine để đi nước cờ tiếp theo
Khi chiến thắng
tại Syria, Nga đã có bờ Đông Địa Trung Hải, muốn có bờ Tây Địa Trung Hải thì
điểm đi đến là Libya.
Nếu bờ Đông, bờ
Tây đã có sự hiện diện vững chắc căn cứ quân sự Nga thì Nga hoàn toàn không chế
kênh đào Suez .
Nếu như kênh đào Suez vì lý do gì đó bị đóng thì tuyến hàng hải duy nhất từ
châu Phi, Trung Đông, châu Á đến châu Âu gần nhất, an toàn nhất là tuyến Biển
Bắc do Nga quản lý.
Vì thế, vấn đề
quan trọng là phải chiếm lĩnh bờ Tây Địa Trung Hải tức là phải tạo ra các căn
cứ quân sự của Nga ở thành phố ven biển Benghazi
và cảng sâu quan trọng Tobruk như Khmeimim và Tartus ở Syria .
Hiện tại, 2 căn
cứ này được bảo vệ bởi Công ty quân sự tư nhân (PMC) của Nga, coi như người Nga
đã hoàn thành bước một, chiến thuật “đánh chiếm đầu cầu” cho “chiến dịch đổ bộ”
vào bờ Tây Địa Trung Hải.
Do Nga không
thể công khai xuất hiện ở Libya như ở Syria, cho nên, có tin đồn là sự hiện
diện quân sự của Nga ở đất nước này chỉ có thể gắn liền với hoạt động kinh tế
của các tập đoàn nhà nước Nga nhằm mục tiêu: dầu và khí đốt, cũng như việc xây
dựng đường sắt.
Chiến dịch Libya
dễ hay khó hơn Syria ?
Libya có tầm
quan trọng hơn về mặt chiến lược với Syria, nhưng nước cờ Syria với Nga là nước
bắt buộc, là nước cờ đầu mà Nga không thể dùng nước trước để đi cho nước sau.
Về địa chính
trị và kinh tế:
- Libya là nơi
hội tụ chính của những người di cư châu Phi chạy trốn sang châu Âu. Do đó,
người có thể điều chỉnh các dòng chảy này sẽ nhận được một ảnh hưởng rất lớn
đến chính trị châu Âu. Ngay như hành động của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã buộc EU phải
“mềm” với Thổ Nhĩ Kỳ…
- Phương Tây có
các khoản đầu tư lớn vào sản xuất dầu và khí đốt ở Libya, cho nên, nếu Nga chi
phối Libya như Syria thì Phương Tây một lần nữa phải “đàm phán” với Nga.
- Từ Libya đến
Ý có một đường ống dẫn khí Greenstream với công suất 10-11 tỷ mét khối khí. Nó
cũng là một cách tốt nhất, rõ ràng nhất để ảnh hưởng đến châu Âu.
Về địa quân sự:
- Libya có một vị trí chiến lược rất quan trọng,
từ đây cùng với 2 căn cứ tại Syria ,
Nga có thể kiểm soát toàn bộ Đông Địa Trung Hải và tất nhiên cả kênh đào Suez cũng trong tầm nhìn
gần.
Về quan điểm
tác chiến:
- Cuộc chiến ở Libya , không giống như Syria , có thể (và sẽ là) tự duy trì
và thậm chí có lợi nhuận. Các Công ty quân sự tư nhân (PMC) có thể được có
nguồn thu từ xuất khẩu dầu như IS đã từng tại Syria .
- Dân số của Libya chỉ là 6,2 triệu so với 20 triệu người ở Syria . Ở
Libya , không có dải tôn giáo
và quốc tịch như ở Syria . Đây
là một quốc gia đồng nhất. Ngoài ra, địa hình sa mạc trong khu vực. Cho
nên, chiến dịch quân sự xảy ra ở một đất nước như vậy thuận tiện hơn.
- Không có
những người hàng xóm gây rắc rối, không giống như Syria (Thổ Nhĩ Kỳ và Israel),
cho nên sẽ không cần thiết phải điều phối mối quan tâm của họ với họ.
Kết luận: “Nhờ”
NATO đứng đầu là Pháp, tại Libya đang là một “nhà nước thất bại”, tạo ra một cuộc
nội chiến rất quyết liệt giữa một bên là chính quyền Triboli (GNA) do Pháp-NATO
dựng lên được LHQ bảo trợ và Quân đội quốc gia (LNA) thân Nga-Ai Cập do tướng Khalifa
Haftar chỉ huy, đang kiểm soát phần lớn phía Đông Libya có Benghazi và Tobruk.
Với “quán tính”
cuông nga vừa thôi ông gia cát lượng phiên bản lỗi. tôi rất ghét những bài viết một chiêu ngu muội của ông
Trả lờiXóaSao lại gọi là cuồng Nga nhỉ? Bài viết phân tích rất sâu sắc và thực tế đều đã xảy ra như tác giả viết thì sao lại gọi là cuồng Nga được
Xóanhững cái mà ông nói kết quả sau đó toàn là ngược lại
Trả lờiXóa