Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Thổ Nhĩ Kỳ - Cơn ác mộng của NATO!



Người ta cứ tưởng cơn ác mộng của NATO thì phải là đối tượng tác chiến trực tiếp của nó là Nga, nhưng thực tế không phải…
Nga đã từng xin gia nhập NATO nhưng NATO không chấp nhận bởi vì NATO muốn “xẻ thịt” nước Nga chứ không muốn nước Nga tồn tại. Vậy nên, NATO cứ tiến về phía Đông, bao vây, cô lập và đe dọa an ninh Nga chứ không ngược lại, nghĩa là Nga không đe dọa tấn công NATO…
Trong tình thế đó, Nga là con mồi mà NATO là kẻ đi săn, nên theo logic thì không có chuyện “con mồi” gây ra cơn ác mộng cho “kẻ đi săn” được, đúng không? Tất nhiên, khi kẻ đi săn dồn con mồi đến bước đường cùng và bị nó phản ứng ra sao…thì đó lại là chuyện khác.
Vậy thì, nếu như NATO không khiêu khích, đe dọa an ninh Nga thì Nga không dại dột tấn công NATO, tuy nhiên, thật đáng buồn, chính NATO lại là nguồn cơn, hay, một số thành viên NATO lấy “Điều 5 NATO” coi đó như một sự bảo kê để thực hiện hành động khiêu khích gấu Nga.
Một nước nhỏ, yếu, như các nước vùng Baltic là thành viên NATO hay Ukraine (dựa hơi NATO)…chưa đủ để Nga búng một ngón tay mà chống Nga hung hăng, quyết liệt, thậm chí đòi tấn công Nga…điều đó là gì nếu như không phải họ ỉ lại sau lưng có 28 nước trong khối NATO và Nga sẽ phải sợ khi “Điều 5 NATO” được kích hoạt?
Giờ đây, vị thế địa chính trị và sức mạnh quân sự của Nga đã buộc NATO do Mỹ đứng đầu, phải dừng lại ngay trước “làn ranh đỏ” Nga đã vạch ra. Khi người Nga đã đủ khả năng “cân đo đong đếm” với ngay cả Mỹ-NATO thì sẽ là dại dột, sẽ là tự sát như con thiêu thân cho bất kỳ thành viên NATO nào khiêu khích Nga mà dựa vào cái ô “Điều 5 NATO”.
Rốt cuộc, nếu NATO không khiêu khích, tấn công Nga thì yên lành, vậy cơn ác mộng của NATO là ai? là gì?
Thổ Nhĩ Kỳ, mà không phải Nga, mới chính là cơn ác mộng của NATO!
Thật ngạc nhiên, chính một thành viên của NATO lại là nguyên nhân cơn ác mộng của NATO. Tuy nhiên, nếu như Liên Xô tan rã không phải do NATO tấn công mà chính do người Liên Xô thì NATO tan rã chính do nội bộ NATO thì cũng không có gì ngạc nhiên…
Như đã biết, Mỹ sáng lập NATO để thứ nhất, “xẻ thịt” nước Nga; thứ hai là dùng NATO làm công cụ cai trị châu Âu. Do đó, Mỹ sẽ không muốn và không cho phép bất kỳ thành viên NATO nào có chính sách đối ngoại, quốc phòng, độc lập, tự chủ, vì chính điều đó đe dọa loại ích quốc gia Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có dấu hiệu bắt tay Nga trong cuộc chiến Syria đi ngược lại lợi ích Mỹ tại đây, lập tức Mỹ tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Erdogan.
Đảo chính bất thành, chính quyền Erdogan càng rời xa Mỹ-NATO tại Syria và Trung Đông khi họ tạo thành với Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran một trục quyền lực đánh bật Mỹ ra khỏi đây…
Điều lý thú ở đây là Mỹ đã từng bất chấp lợi ích quốc gia các thành viên NATO vì lợi ích của Mỹ, buộc các thành viên đó phải ngậm đắng, nuốt cay chịu trận như Pháp (vụ tàu Mitrans), Bungaria (vụ ống dẫn khí đốt)…thì Thổ Nhĩ Kỳ lại không…
Mỹ bất chấp an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, hỗ trợ người Kurd vì lợi ích Mỹ tại Syria và Trung Đông, Mỹ ngăn cản, gây áp lực, đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ quan hệ với Nga và Iran nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không nghe, không sợ, Ankara vẫn bắt tay Nga và Iran để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình tại đây.
Mỹ gây áp lực mạnh nhất, chưa từng có để buộc Thổ Nhĩ Kỳ ngừng giao dịch S-400 với Nga, bởi vì nếu Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị S-400 thì không quân Mỹ-NATO mà thực chất là Mỹ, sẽ mất quyền kiểm soát không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Đến lúc này chưa thể khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn mua S-400 là 100% hay không, nhưng có thể nói Thổ Nhĩ Kỳ đã coi trọng chủ quyền, hình thành và thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ vì lợi ích quốc gia…đã khiến Mỹ cực kỳ khó chịu.
Thử xem có thành viên nào trong khối NATO từ trước tới nay cứ “bật tanh tách” với lãnh đạo Mỹ trong chính sách đối ngoại như Thổ Nhĩ Kỳ không? Không, không có, và ngay như Pháp, một quốc gia hạt nhân mà khi bị Mỹ ép mạnh thì cũng phải chùn cơ mà.
Rõ ràng lâu nay người châu Âu (thế giới cũ) có khái niệm “đồng minh và chư hầu” theo kiểu Mỹ nên không phân biệt được hay cố tình không phân biệt, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ thì không, đồng minh khác với chư hầu.
Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phải là một tiền lệ xấu của NATO? Và nếu ai cũng lấy Thổ Nhĩ Kỳ làm gương thì Mỹ có nên nuôi dưỡng, duy trì cái liên minh này làm gì nữa không khi không thể dùng nó để tấn công Nga và đặc biệt quan trọng là không thể dùng nó để cai trị châu Âu?
 Mỹ vốn thực dụng, khi bất kỳ một hiệp định, hiệp ước quốc tế nào mà không đem đến lợi ích cho Mỹ thì Mỹ đơn phương rời bỏ. Tống thống Mỹ Donald Trump không phải vô lý khi nói rằng, NATO đã tồn tại quá lâu và đe dọa sẽ rời bỏ nó nếu như NATO không đáp ứng yêu cầu của Mỹ…
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO từ năm 1952. Ngay cả bom hạt nhân chiến thuật loại B-61, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho Mỹ-NATO triển khai trên lãnh thổ cùng với 5 căn cứ để triển khai các trạm radar, các điểm trinh sát điện tử và căn cứ không quân Incirlik.
Điều này chứng tỏ Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO đầy trách nhiệm và hung hăng nhất thực hiện dưới sự chỉ huy của Mỹ…Nhưng, từ năm 2015 và đặc biệt sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Erdogan bất thành xảy ra được cho là Mỹ chủ mưu…đã làm thay đổi Thổ Nhĩ Kỳ.
Thế giới đã thay đổi, gấu Nga đã “thức giấc”…thế nhưng Mỹ vẫn tư duy theo lối cũ, đó là kiểu hành xử theo lối lợi ích Mỹ trên hết, bất chấp chủ quyền, lợi ích đồng minh trong thế giới đơn cực đã hoàn toàn lạc hậu trong một thế giới đa cực. Và, Thổ Nhĩ Kỳ là hậu quả tai hại cho lối tư duy đó.
Trong tình thế hiện nay, NATO sẽ bó tay, không thể làm được gì nếu như không có Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đặc biệt nguy hiểm hơn, Mỹ-NATO không chỉ đơn giản là không có Thổ Nhĩ Kỳ mà đồng nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trôi dạt sang Nga – đây là vấn đề đe dọa cốt lõi sự tồn tại NATO.
Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ phải trả giá: nước này sẽ mất hàng tỷ dollar khi cho thuê và cung cấp các cơ sở quân sự, và cũng sẽ có được kẻ thù tồi tệ nhất khi đối mặt: Hoa Kỳ.
Do đó, không phải đơn giản để Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO, nhưng “vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ” trong NATO, đã, đang tồn tại những mâu thuẫn về địa chính trị, chủ quyền, an ninh với Mỹ, với Hy Lạp…ngày càng lớn, có tính đối kháng đã khiến cho nội bộ NATO chia rẽ, rạn nứt nghiêm trọng.
 Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ hay “vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ’ trong NATO chính là cơn ác mộng của NATO.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, Nga ngày càng mạnh mẽ và Mỹ càng yếu đi, do đó Mỹ không thể làm những điều Mỹ muốn mà không có sự đồng ý của Nga

    Trả lờiXóa