Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Tư duy quân sự thời bá chủ của Đế quốc Mỹ đang giẫy chết!




Không ai nghĩ rằng, có lúc, Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới, bá chủ toàn cầu suốt 1/3 thế kỷ q      ua kể từ khi Liên Xô tan rã, lại đến lúc phải “ăn mày dĩ vãng”…
Bản lĩnh của Đại đế Nga trỗi dậy; tư tưởng Đế quốc của lục địa già châu Âu bị Mỹ cai trị hơn 70 năm kể từ khi kết thúc thế chiến 2 như loại cỏ dại đã bén mầm; đại cường quốc châu Á Trung Quốc hơn 30 năm “nín nhịn chờ thời” đã kết thúc...Tất cả đã làm cho Đế quốc Mỹ mất quyền kiểm soát thế giới…
Rõ ràng, cai trị thế giới bằng sức mạnh của “ưu thế quân sự” đã hết thời, huyền thoại về “tính bất khả xâm phạm” của nước Mỹ đã sụp đổ. Một “nguyên tắc chơi” công bằng xuất hiện cho các cường quốc: “Nếu anh đụng vào tôi thì tôi sẽ đụng vào anh”.
Tuy nhiên, không ai trong giới lãnh đạo Mỹ nói chung lại có thể dễ dàng chấp nhận một sự chia sẻ quyền lực như vậy. Do đó, tư duy logic quân sự của thời số 1 thế giới của giới quân sự, chính trị diều hâu Mỹ không muốn thay đổi dù lạc hậu, vẫn ôm lấy.
 Chiến tranh hạt nhân giới hạn tại châu Âu
Vũ khí hạt nhân chiến lược được sử dụng để tấn công phá hủy toàn bộ thành phố, một khu vực, nó có thể được đặt ở bất cứ đâu trên thế giới, như trên bộ, trên biển và trên không, được gọi là bộ ba hạt nhân (ICBM).
Vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW) được sử dụng tấn công vào các khu vực kiên cố, nhà kho, cơ sở hạ tầng quân sự và nhân lực trong khuôn khổ của một chiến dịch quân sự. Phạm vi sử dụng của nó không vượt quá 1000 km và thường bị giới hạn nhất là 500-600 km.
Một cuộc “chiến tranh hạt nhân giới hạn” xảy ra giữa Nga và NATO trên chiến trường châu Âu khi chỉ khi đôi bên sử dụng TNW. 
 Mỹ cho rằng, trong cuộc xung đột giữa các siêu cường mà cụ thể là Nga với NATO thì các bên chỉ giới hạn sử dụng TNW. Khi xung đột xảy ra, Nga sẽ không sử dụng ICBM vì như vậy sẽ tự sát mà Nga chỉ giới hạn sử dụng TNW mà thôi.
Mỹ tin chắc Nga sẽ chỉ sử dụng TNW vì tất cả các cuộc tập trận quân sự lớn của quân đội Nga đều mô phỏng các cuộc tấn công sử dụng TNW chống lại một kẻ thù thông thường khi nguy cơ đe dọa an ninh Nga (điều kiện sử dụng VKHN trong học thuyết quân sự Nga).
Bộ Quốc phòng Nga gọi một chiến lược như vậy là sự “leo thang hạt nhân thực thi hòa bình với sự trợ giúp của bom và tên lửa nguyên tử nhỏ chống quân xâm lược…”.
Bởi vậy, nếu xảy ra xung đột và có sử dụng TNW của đôi bên thì cả NATO và Nga đều biến châu Âu thành một chiến trường hạt nhân, trong khi Mỹ chỉ giới hạn bởi các căn cứ quân sự trên đó mà nước Mỹ an toàn, không dính sâu.
Đó chính là tư duy logic quân sự của Mỹ trên cơ sở trước đó Mỹ tự tin cho rằng “Mỹ là bất khả xâm phạm” khi đã thiết lập hệ thống đánh chặn ICBM mà khả năng tên lửa của Nga, Trung Quốc bay vào Mỹ rất thấp…
Tư tưởng logic quân sự của Mỹ là biến châu Âu thành một chiến trường hạt nhân và sử dụng người châu Âu chiến đấu với Nga đến người cuối cùng.
Vậy cơ sở nào cho tư duy quân sự này của Mỹ?
Mỹ tự tin thái quá vào NMD…
Bằng cách phá vỡ các thỏa thuận làm suy yếu cấu trúc an ninh toàn cầu, rút khỏi INF, người Mỹ hy vọng sẽ đạt được lợi thế chiến lược so với cả Nga và Trung Quốc. Do đó, họ không cần bất kỳ cuộc đàm phán nào. 
Họ đã quen cai trị thế giới bằng sức mạnh, đặt thế giới dưới nòng súng của họ mà không quen một nòng súng khác chĩa vào mình…
Người Mỹ tin rằng chiến tranh hạt nhân hạn chế có thể xảy ra tại châu Âu mà ở đó giới chóp bu Mỹ sẽ thí mạng NATO cùng các căn cứ quân sự Mỹ cùng chết với Nga mà lãnh thổ Mỹ sẽ nằm ngoài “bụi phóng xạ”.
Sự tin chắc của Mỹ là có cơ sở khi Mỹ đổ hàng ngàn tỷ USD để xây dựng một hệ thống đánh chặn tên lửa bố trí quanh Nga khắp châu Âu như hệ thống Patriot, THAAD…, họ tin chắc bởi nếu có IBCM của Nga phóng lên thì hệ thống NMD đủ sức ngăn chặn.
Người Mỹ thừa biết nếu cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế xảy ra thì Nga sẽ tiêu diệt toàn bộ NATO ở châu Âu trong vài giờ đầu…nhưng đó là việc của Nga và châu Âu (và một ít lính Mỹ) mà không liên quan gì đến lãnh thổ và đại đa số dân Mỹ…
Người Mỹ chỉ biết rằng đến lúc đó Nga sẽ có một chiến thắng Pyrrhic (Pyrros) – một chiến thắng với tổn thất có tính hủy diệt.
Và đó là lý do Mỹ rút khỏi INF để bố trí tên lửa tầm ngắn, tầm trung quanh Nga. Rút khỏi INF, người Mỹ hy vọng rằng sẽ tăng độ hủy diệt Nga nhiều hơn trước khi Nga thực hiện chiến lược “chiến tranh hạt nhân leo thang” bằng sử dụng đòn tấn công của bộ 3 hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.
Kể từ năm 2018, thông điệp tháng 3 của Putin đã công khai tuyên bố rằng, Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ NMD, hệ thống đánh chặn tên lửa bố trí quanh Nga khắp châu Âu như hệ thống Patriot, THAAD, trên nhóm tàu sân bay Aeggis…đã thực sự là đống rác kim loại…
Bởi lẽ, trong 6 loại vũ khí mới (Mỹ không đua kịp) Putin công bố mà chỉ cần một trong số đó là hiện thực được Nga đưa vào trực chiến (trong khi đó gần hết chúng đã hoàn thành thử nghiệm đang sản xuất hàng loạt…) thì người Nga đã chấm dứt ưu thế quân sự của Mỹ và khái niệm “bất khả xâm phạm” của Mỹ đã thành dĩ vãng.
Như vậy, do Nga có thừa khả năng tấn công hạt nhân vào nước Mỹ mà không một hệ thống nào có thể đánh chặn được, cho nên, nếu Mỹ muốn diệt nước Nga thì “kẻ gây chiến sẽ chết không kịp ăn năn trong khi người Nga chết như anh hùng…” như Putin đã tuyên bố là sự thật.
 Logic quân sự đó không cần là một nhà quân sự tài ba vẫn nhận thức được, thế nhưng tại sao Mỹ vẫn không thay đổi tư duy quân sự của mình? Mỹ cứ muốn đưa NATO và Nga vào căng thẳng có vẻ như sắp đánh nhau? Phải chăng Mỹ vẫn đang tự tin vào hệ thống NMD của mình?

1 nhận xét:

  1. Nước Nga dưới thời PuTin thì Mỹ có làm điều gì hãy cân nhắc thật kỹ kẻo lại ôm hận

    Trả lờiXóa