Nếu Mỹ không đẩy Nga ra khỏi Venezuela,
không lật đổ được Maduro thì cuộc khủng hoảng Venezuela chính là “đám tang cho
thế giới đơn cực”.
Nước Mỹ vĩ đại
không cho phép trong “sân sau” của mình có một quốc gia nào đó đi ngược lại lợi
ích của Mỹ. Venezuela ?
Thế thì chính quyền đó phải được thay đổi ngay và luôn.
Có thể nói, sai
lầm về quản lý kinh tế, cùng với sự khai thác sai lầm này là sự phá hoại không
từ một thủ đoạn nào của giới cầm quyền Mỹ đã khiến cho nền kinh tế Venezuela và
do đó chính quyền của Tổng thống Maduro đang như một con tàu đang chìm…
Nga không phải là Trung Quốc!
Nga đã hợp tác,
đầu tư vào Venezuela không dưới 20 tỷ USD, nhưng Trung Quốc thì nhiều hơn, trên
50 tỷ USD, thế nhưng, lẽ ra Trung Quốc phải kiên quyết chống lại sự sụp đổ của
chính quyền hợp pháp Maduro mới hợp logic thì thay vì điều đó, chính Nga lại
phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
Tại sao? Phải
chăng Trung Quốc là nền kinh tế thứ 2 thế giới, họ giàu có nên mất đi 50 tỷ USD
không là gì với họ, còn Nga nghèo nên 20 tỷ USD với Nga là máu, mồ hôi, nước
mắt?
Nếu vì tiền thì
tại sao Nga không chấp nhận thỏa thuận đề nghị của “Tổng thống tự phong Goaydo”
để công nhận ông ta thay vì Maduro?
Trong vấn đề
này thì Nga rõ ràng, minh bạch, kiên quyết, không để lại một chút nghi ngờ, Nga
trước sau như một công nhận chính phủ hợp pháp Maduro mà không thèm “nhìn mặt”
Goaydo…theo tinh thần “không đàm phán với quân khủng bố”…
Trong khi đó,
chắc chắn ông Goaydo cũng sẽ có đề nghị tương tự với Trung Quốc. Dù Trung Quốc
vẫn không công nhận Goaydo là “tổng thống lâm thời”, nhưng, không như Nga,
trong chuyện này vẫn có sự đồn thổi, nghi ngờ vào thời điểm Venezuela đang rất
căng thẳng…
Chẳng hạn, vào
thời điểm đó, tại một cuộc họp báo hôm 1/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Cảnh Sảng cho biết, Bắc Kinh đã liên hệ với “tất cả các bên về tình hình ở
Venezuela”.
Những tuần tiếp
theo, Trung Quốc cũng phát đi tín hiệu cho thấy các cuộc thảo luận như vậy đang
diễn ra và Bắc Kinh muốn các lợi ích của họ ở Venezuela được đảm bảo bất chấp
cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Nam Mỹ này. Ông Cảnh Sảng nói: “Cho dù
tình hình diễn biến ra sao, quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Venezuela
cũng sẽ không bị ảnh hưởng”.
Không có lửa
làm sao có khói, tờ The Wall Street Journal (WSJ) đã đưa tin rằng,
Trung Quốc đã đàm phán với phe đối lập…Tất nhiên, Trung Quốc phản đối, cho đó
là tin giả…
Như vậy, có thể
nói, trong vụ khủng hoảng Venezuela, người Nga đã chứng tỏ trước sau như một,
trong khi Trung Quốc thì “mềm dẻo” hơn.
Tại sao như
vậy? Đương nhiên chúng ta phải thông cảm với Trung Quốc vì Trung Quốc chưa muốn
hoặc không muốn và có thể chưa dám hoặc không dám đối đầu với Mỹ, bởi nếu xảy
ra, Trung Quốc là cửa dưới ở mọi thế trận, nhưng Nga thì không. Nga không phải
là Trung Quốc.
Nga sẵn sàng
đối đầu, thách thức với Mỹ tại Venezuela
bởi mục tiêu chính là địa chính trị. Cụ thể, Nga muốn chứng minh rằng Nga không
bao giờ bỏ rơi bạn bè, và đã đến lúc trên thế giới này không có vùng nào là
vùng cấm của Mỹ, là sân sau của Mỹ mà không được bất kỳ ai đụng đến…
Nếu như ngày
sáp nhập Crimea vào Nga được coi như là thời điểm mở đầu cho sự kết thúc thế
giới đơn cực thì cuộc khủng hoảng Venezuela do Mỹ khởi xướng được coi
như là “đám tang” của thế giới đơn cực.
Nga lấy đâu ra can đảm để thách thức Mỹ?
1, Bao vây, cấm
vận, trừng phạt kinh tế (đòn kinh tế) Nga và tổ chức thực hiện “cách mạng màu”
để lật đổ Putin của Mỹ và phương Tây vô dụng…
Trước hết nói
về đòn kinh tế. Chính giới Mỹ đã cay đắng công nhận rằng đòn kinh tế đã không
có tác dụng, không chỉ thế còn làm cho nền kinh tế Nga phát triển một cách vững
chắc, độc lập và mạnh mẽ hơn.
Mỹ đã “hết bài”
trong đòn kinh tế với Nga chưa? Còn nhiều lắm, đó là những đòn như Mỹ đã cảnh
báo là “đòn trừng phạt đến từ địa ngục” sẽ đến…Tuy nhiên, thực tế không đơn
giản bởi lúc đó “cả hai cùng chết” vì Nga-Mỹ có nhiều thứ liên quan thú vị mà
chúng ta sẽ phân tích lúc khác…
Đòn kinh tế là
đòn nguy hiểm, lợi hại nhất, là thế mạnh vượt trội của Mỹ-PT mà Liên Xô và Nga
đã từng là nạn nhân của nó và chính đòn kinh tế này cũng là điều kiện và phương
tiện cho một nước cờ tiếp theo “Cách mạng màu” để lật đổ chế độ kết thúc cuộc
chơi.
Thật đáng tiếc,
khi đòn kinh tế không phát huy tác dụng như nói trên thì lực lượng cho cuộc
“cách mạng màu” lại chịu thêm một rủi ro tệ hại là Tổng thống Nga Vladimir
Phutin nguyên là một trùm KGB lừng danh, cho nên, lực lượng đó như “cá trên
thớt”.
Từ các tổ chức
do nước ngoài tài trợ (như NGO chẳng hạn) đến những nhân vật đầu sỏ chính trị
đối lập bị Putin – Tổng thống – KGB “chuyên chính vô sản” dễ như lấy đồ chơi
trong túi. Nga đã hóa giải tất cả.
2, Tấn công
quân sự là biện pháp cuối cùng để lật đổ chính quyền nhà nước Nga – Putin,
nhưng…biện pháp đó chỉ dành cho kẻ mạnh hơn hẳn Nga, trong khi Mỹ-NATO thì ĐÃ
không còn.
Lệnh trừng phạt
của Mỹ-PT đã tác động mạnh đến nền kinh tế Nga nói chung và đặc biệt là ngành
công nghiệp quốc phòng, nhưng bất chấp áp lực đó, mức độ hiện đại hóa thiết bị
kỹ thuật của quân đội Nga năm 2018 đã tăng 2,7 lần, hơn 300 mẫu vũ khí tiên
tiến được đưa vào sử dụng.
Những nỗ
lực vượt bậc đang được thực hiện để phát triển vũ khí công nghệ cao mà thành
tựu đáng chú ý của Nga trong lĩnh vực vũ khí tên lửa và laser thực sự đáng kinh
ngạc và cung cấp cho nó các nguồn lực cần thiết và sự tự tin để đối đầu với
NATO do Mỹ lãnh đạo.
Chúng ta
nên biết điều này để hiểu bản lĩnh, ý chí và trí tuệ người Nga ra sao, đó là
vào thời điểm khi các nhà nghiên cứu phát triển tàu ngầm Borey phóng thử tên
lửa Bulava nhiều lần thất bại và đang gặp khó khăn về tài chính thì Tổng thống
Nga Putin tuyên bố: “Các bạn phải chế tạo thành công nó, dù phải bán cả Điện
Kremlin. Điều này liên quan đến an ninh quốc gia”.
Chính ý chí và
tư tưởng an ninh của Nga-Putin như vậy nên hàng loạt “vũ khí siêu nhiên” của
người Nga ra đời đã đánh sập ưu “thế quân sự” và huyền thoại “bất khả xâm phạm”
- cơ sở cho quyền lực thống trị thế giới là quyền lực đơn cực do Mỹ đứng đầu,
tồn tại từ trước đến nay.
Mất đi cơ sở,
vị thế đó, Mỹ hoàn toàn bất lực trước Nga hay nói cách khác cuộc cạnh tranh địa
chính trị Nga – Mỹ trên thế giới trong tình thế 2 bên đã thực sự “nghe nhau
nói”, tôn trọng lợi ích của nhau thay vì như trước đây Mỹ-NATO bất chấp lợi ích
Nga.
3, Nga có lợi
thế khi đặt cược vào Maduro và quân đội Venezuela hơn Mỹ.
Báo cáo của
Cổng thông tin quân sự Mỹ hôm nay, theo các chuyên gia quân sự Mỹ, quân đội
Venezuela hoàn toàn có khả năng tự bảo vệ đất nước.
Các hệ thống
tên lửa phòng không S-300 của Venezuela, đang phục vụ cho quân đội Venezuela,
đã khiến Brazil, Colombia, Guyana và các đồng minh khác của Mỹ gần như không
thể tiếp cận được nếu tấn công Venezuela.
Máy bay mang
tên lửa đánh chặn hiệu suất cao, máy bay tấn công từ 2 hướng, phía bắc
Venezuela, ở bang Guarico và phía nam, gần bang Parakayma của Brazil.
Chính nhờ có
nhiều năm hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự với Nga, Venezuela có hệ
thống phòng không có chiều sâu và hiện đại nhất ở Mỹ Latinh, bao gồm hai sư
đoàn: hệ thống S-300VM, Buk-2ME, Tor và Pechora, một số lượng lớn Igla và hơn
440 súng cao xạ phòng không.
Các lực lượng
mặt đất của Venezuela
được đại diện bởi ba binh chủng, bộ binh: 63.000 quân, dự bị 220.000 người; một
sư đoàn xe tăng bọc thép và một sư đoàn cơ giới. Sư đoàn xe tăng bao gồm
92 T-72B1V của Nga, 80 AMX-30 của Pháp và 31 AMX-13, cũng như 78 xe tăng
Scorpion của Anh.
Để so sánh: ở Colombia chẳng hạn, không có xe tăng nào cả, và
trong số 600 xe tăng Brazil ,
hầu hết chúng đều lỗi thời.
Không quân Venezuela có 23 SU-30MKV, cho phép người Venezuela trong trường hợp xung đột quân sự luôn
luôn đạt được ưu thế trên không so với Brazil
và Colombia .
Hải quân bao
gồm hai tàu ngầm diesel, sáu tàu khu trục tên lửa, cũng như tàu tuần tra, tàu
tấn công đổ bộ và tàu phụ trợ, cũng khiến chúng trở thành một đối thủ nghiêm
trọng.
Hơn nữa, các
chuyên gia quân sự Nga đến Venezuela, đã bắt đầu thực hiện nghĩa vụ của mình
(đào tạo, huấn luyện) để thực hiện các thỏa thuận giữa Moscow và Caracas trong
lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.
Trong khi đó, kinh
nghiệm của những thập kỷ gần đây cho thấy các quốc gia đã thiết lập hợp tác kỹ
thuật quân sự ổn định với Nga thì hoàn toàn đảm bảo an ninh của họ khỏi các
cuộc xâm lược từ bên ngoài.
Rõ ràng là Quân
đội Venezuela
là một trong những quân đội mạnh nhất ở Mỹ Latinh. Cô có thể gây ra thiệt
hại không thể chấp nhận được cho bất kỳ kẻ xâm lược nào.
4, Hơn
2/3 dân số Venezuela ủng hộ Tổng thống Maduro và Quân đội Venezuela và các lực
lượng an ninh…đều đang trung thành với chính quyền, với Maduro. Đây là vấn đề
cốt yếu, là đầu vào mà giới lãnh đạo Mỹ cũng như Nga phải có kết quả thực tế
chứ không phải từ thông tin tuyên tryền của giới truyền thông 2 bên.
Như vậy từ 4 cơ
sở trên, người Nga không dám “đặt cược” vào Venezuela mới là chuyện ngạc nhiên,
và với Putin – một tổng thống xuất thân từ KGB, luôn có những quyết định làm
rung chuyển thế giới, đã từng nhiều lần khiến Mỹ-NATO thúc thủ, thì càng không.
Tình hình diễn
biến Venezuela
có khả năng Mỹ phải gõ cửa Nga để đàm phán…chỉ là vấn đề thời gian. Và, nếu thế
thì cuộc khủng hoảng Venezuela
do Mỹ gây ra thực sự đã biến thành một “đám tang của thế giới đơn cực”.
Nước Nga vĩ đại không bao giờ bỏ rơi bạn bè.
Trả lờiXóaBài viết hay quá, làm cho tôi thêm yêu yêu nước Nga, nhận dân Nga. Cảm on tác giả.
Trả lờiXóatôi rất thích những bài viét của anh
Trả lờiXóaĐợi bài tới của anh Thống "...Tuy nhiên, thực tế không đơn giản bởi lúc đó “cả hai cùng chết” vì Nga-Mỹ có nhiều thứ liên quan thú vị mà chúng ta sẽ phân tích lúc khác…"
Trả lờiXóahay va dung qua
Trả lờiXóao
Trả lờiXóaBài viết rất hay, phân tích sắc bén, cảm ơn tác giả rất nhiều
Trả lờiXóa