Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Cuộc chiến giá dầu: Mục tiêu đột phá DẦU ĐÁ PHIẾN

Ngày 14/3/20
Như đã nói, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ là mới mẻ, có công nghệ khai thác khác với khai thác dầu truyền thống, nên chi phí cho khai thác rất đắt, khoảng từ 50-70 USD/thùng. Điều này có nghĩa là chỉ bán ra với giá dầu trên khoảng đó thì kinh doanh mới có lời.
Vào năm 2014, để trừng phạt Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, theo chỉ đạo của Mỹ, OPEC đứng đầu là Ả rập Saudi đã mở một cuộc chiến hạ giá dầu. Với tư tưởng chủ quan coi nước Nga chỉ là một “trạm xăng”, OPEC và Mỹ tin rằng trong một thời gian ngắn, tình thế Nga sẽ lặp lại như Liên Xô năm 1985.
Điều không may là Nga đã trụ vững khiến cho không phải Saudi mà các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ “không chịu nổi nhiệt” phải đầu hàng trước. Họ nợ hơn 145 tỷ USD ngoài việc ngân hàng phải hủy hơn 1 tỷ USD nợ xấu. Sự phá sản ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến mới, non trẻ đã đến bên bờ vực sụp đổ…
Kể từ khi Nga tham gia OPEC+, trong gần 4 năm qua, ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ đã có cơ hội biến OPEC+ thành một lợi thể bảo lãnh để cho ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ 2 điều kiện thuận lợi lớn để kinh doanh là giá và số lượng, thị phần.
Về giá đủ để cho họ kiếm lời, giá dầu trên 60 USD/thùng tồn tại trong suốt thời gian OPEC+ tồn tại.
Về số lượng, thị phần thì một mặt do khai thác dầu đá phiến Mỹ nằm ngoài sự ràng buộc của OPEC+ nên mặc cho các thành viên OPEC+ phải hạn chế sản xuất để ổn định giá thì dầu đá phiến Mỹ tung ra thị trường hết khả năng khai thác. Mặt khác, Mỹ lại trừng phạt Iran, Venezuela để nhảy vào chiếm lĩnh thị trường.
Từ quan điểm của Nga, bây giờ rất nguy hiểm khi giảm khối lượng sản xuất, bởi vì cuối cùng điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với dầu của Mỹ. Sản lượng giảm sẽ ổn định giá dầu, nhưng kết quả là vị thế của Mỹ sẽ tăng cường…Quan điểm này của Nga cho thấy Nga không có ý cạnh tranh với Ả rập Saudi mà là các công ty dầu đá phiến Mỹ. Và, không ngạc nhiên khi có lập luận rằng, Saudi lợi dụng Nga để quật chết dầu đá phiến Mỹ qua đó thoát ra khỏi hệ thống petrodollars của Mỹ.
Năm 2019, Mỹ vươn lên dẫn đầu xuất khẩu dầu. Dầu đá phiến Mỹ đóng góp vào GDP Mỹ chừng 9,7% (1,7 ngàn tỷ dollars).
Đáng ngại là từ cái lãi này của xuất khẩu dầu đá phiến, Mỹ hành động hung hăng, hiếu chiến, cấm vận, trừng phạt Nga từ Nord Stream-2 cho đến công ty dầu khí Nga hoạt động tại Venezuela; Mỹ cấm vận Iran, Venezuela để chiếm thị phần, bất cần giá cả, điều khiển giá cả thông qua OPEC…
Một kết quả như vậy có thể có lợi cho Nga? Không, và Nga rời OPEC để loại bỏ nó.
Các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ này rõ ràng là đang tồn tại trên một chiếc ghế 3 chân. Ba chân của chiếc ghế này là:
1, Khả năng xuất khẩu dầu hợp pháp sang các nước khác.
2, Giấy phép hợp lệ cho việc xây dựng các đường ống và sử dụng các công nghệ khai thác dầu đá phiến.
3, Sự tồn tại của thỏa thuận OPEC +, giới hạn khối lượng xuất khẩu của các quốc gia sản xuất dầu khác.
Chừng nào cả ba chân ghế đã được đặt, giá dầu vẫn ở mức chấp nhận được một cách hợp lý để các nhà khai thác đá phiến dầu của Mỹ tiếp tục khoan, tăng sản lượng và, phần lớn, vẫn có lãi. Tuy nhiên, nếu đánh gãy ít nhất một chân của ghế, nó sẽ làm đảo lộn sự cân bằng và, có thể, sẽ biến thành vấn đề nghiêm trọng cho người ngồi trên nó.
Đương nhiên, Nga không chịu ngồi nhìn hành động “không biết điều” của Mỹ. Nga đã hết kiên nhẫn khi Mỹ “vừa được ăn, được nói, được gói đem về lại còn phá người khác”. Putin-Nga đã ra đòn sau một thời gian dài chuẩn bị chờ đón thời cơ…
Thứ nhất ra đòn hạ giá dầu vào thời điểm khi nguồn cầu giảm mạnh vị dịch Covid-19 đang trở thành đại dịch khiến cho giá dầu giảm ngay và luôn tạo ra một cú sốc mạnh, tăng hiệu lực của cú đòn. Cú đòn lại rất bất ngờ về thời điểm, đương nhiên rồi, mà thú vị hơn là bất ngờ về cách chơi, bởi chính Saudi đề xuất cách tăng giá thì Nga quyết định cách hạ giá – lối chơi mà Nga luôn bị ăn đòn từ đối phương vào năm 1985 và 2014.
Thứ hai, Nga không sợ và gần như miễn nhiễm với sự cấm vận, trừng phạt của Mỹ. Mỹ chỉ còn lại cách cuối cùng là sử dụng vũ lực, bởi đòn hạ giá dầu này không chỉ loại bỏ ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ mà nhắm vào hệ thống Petrodollars – tử huyệt của Mỹ mà Mỹ không cho phép kẻ nào đụng vào, nếu…thì Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, sức mạnh Nga đã trong tư thế khiến Mỹ không dám sử dụng vũ lực.
Một trong 3 chân ghế chủ yếu này của ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ đã bị Nga “tròng dây”, đó là OPEC+ đã tan, sản xuất giá rẻ ai mạnh nấy chơi, không hạn chế, tự trói để cho dầu đá phiến Mỹ vung tay múa chân trên thị trường.
Thông điệp thách đấu của Nga là cuộc chơi sẽ kéo dài từ 6 đến 10 năm, kẻ nào, gồm (Nga, Ả rập Saudi và Ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ) không chịu đựng nổi thì rời cuộc chơi.
Lưu ý là Ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến Mỹ thực chất là các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ. Nga và Ả rập Saudi tiến hành cuộc chiến giá dầu (bán phá giá) có nghĩa là dìm chết các công ty dầu đá phiến Mỹ, khiến cho họ phá sản. Đơn giản là với giá đó dầu đá phiến Mỹ ngừng khai thác vì lỗ nặng, thế thôi.
Đương nhiên, cuộc chơi của Nga khiến cho các quốc gia sản xuất dầu có chi phí cao hơn “cái giá chết người” (25 – 30 USD/thùng) bị liên lụy là không tránh khỏi.
Tin từ FT (Financion Times) của nước Anh cho biết: Đại diện của ngành dầu khí Hoa Kỳ tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Tổng thống Donald Trump cho các công ty đá phiến. Tuy nhiên, mô hình cấu trúc kinh doanh của các công ty dầu đá phiến Mỹ trong mọi trường hợp được dựa trên thỏa thuận Nga – Saudi trong OPEC+ để hỗ trợ giá dầu và bây giờ Nga đã kết thúc sự hợp tác với OPEC.
Đây là lúc Nga-Saudi (OPEC) không bảo đảm giá cho dầu đá phiến Mỹ kinh doanh. Vì nguyên tắc kinh doanh bất di bất dịch là, chi phí khai thác vượt quá nhiều lần giá cả thì phá sản là tất yếu. Vậy chính quyền Mỹ liệu có bù lỗ cho các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ không, khi nợ nần chồng chất đe dọa phải đóng cửa chính phủ?
Như vậy, từ một quốc gia chỉ nhập khẩu dầu, Mỹ đã vươn lên thành một quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới nhờ vào ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến. Điều này dẫn đến 2 lựa chọn cho Tổng thống Trump:
Một là phải cứu lấy ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ sắp phá sản. Và hai là để dân Mỹ hưởng lợi từ giá xăng dầu rẻ.
Trong tình thế bầu cử sắp đến, ngoài việc tăng chứng khoán, ông Donald Trump sẽ phải chọn điều thứ 2 để lấy phiếu bầu, còn là một nhà doanh nghiệp lừng danh, chắc ông Trump sẽ cho rằng, trong kinh doanh, thằng nào tài giỏi, mạnh thì tồn tại, không thì phá sản cho khuất mắt (!?)
Vậy là ông Putin đã can thiệp vào bầu cử Mỹ để ủng hộ Trump vào nhiệm kỳ 2 Tổng thống Mỹ một cách công khai mà không ai làm gì được.
Một lần nữa Nga-Putin làm tốt lắm!
Lê Ngọc Thống

2 nhận xét:

  1. Trong cuộc chiến dầu mỏ cả Nga và Arapsaudi đều muốn hạ gục Mỹ và muốn giành lợi thế về mình; chúng ta hãy xem hồi sau nhé

    Trả lờiXóa
  2. Cuộc chiến dầu mỏ này diễn ra hết sức căng thẳng, nước nào cũng muốn giành thế chủ động và lợi thế cao nhất; nhưng vẫn bất phân thắng bại

    Trả lờiXóa