Đường ống dẫn dầu từ vịnh Belgan qua Myanmar dài 771km đến Côn Minh
Trung Quốc có nguy cơ bị chặn…
Hội nghị G7 đã họp và không phải
ngẫu nhiên, G7 đã dành nhiều thời gian để bàn về tình hình Myanmar…
Tình hình chung về Myanmar…
1, Biểu tình bạo loạn…
Năm 2010, dưới áp lực của các cuộc
“cách mạng màu”, quân đội đã nhượng bộ cho phép một chính phủ dân sự nhưng vẫn
giữ phần lớn quyền lực kinh tế và hiến pháp của mình. Năm 2016, ứng cử
viên Suu Kyi, con gái của cựu lãnh đạo quân đội và là Cha của Quốc gia Aung
San, đã được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu chính phủ mới (Mỹ rất ủng hộ và
phong tặng bà ta giải Nobel)
Nhưng bà Aung San Suu Kyi hóa ra
là một người theo chủ nghĩa dân tộc, thân thiện với Trung Quốc như quân đội và
cũng hung hãn không kém với nhiều dân tộc thiểu số của Myanmar. Đây là lý
do vì sao chính quyền Obama đòi tước giải Nobel hòa bình của bà ta.
Các cuộc bầu cử vào năm 2020,
không bao gồm bỏ phiếu ở nhiều vùng dân tộc, đã mang lại sự ủng hộ áp đảo cho
bà Aung San Suu Kyi. Điều này khiến quân đội lo ngại rằng nguồn thu nhập
chính của họ sẽ sớm bị đe dọa.
Vào ngày 1/2/2021, quân đội
Myanmar tiến hành một cuộc “đảo chính theo hiến pháp cho phép” với lý do gian lận
trong bầu cử, quản thúc bà Aung San Suu Kyi, chiếm quyền lãnh đạo lâm thời đất
nước.
Một cuộc biểu tình toàn quốc “Bất
tuân dân sự” của Myanmar chống lại lực lượng quân sự bùng nổ. Nhưng, cơ hội để thành
công thực tế là bằng không. Bởi lẽ khoảng 70% dân số Myanmar sống ở các vùng
nông thôn, trong khi các cuộc biểu tình chỉ xảy ra ở ba thành phố lớn Yangon,
Mandalay và Naypyitaw, cho nên, quân đội vốn rất quyết liệt đã không gặp
khó khăn gì để “hạ gục” những người biểu tình, ít nhất 765 người thiệt mạng.
Đến đây, giai đoạn này, các cuộc
biểu tình “tay không chống lại sắt thép” đã thất bại, lúc này tình hình Myanmar
đã chuyển sang một hình thức mới: Các tổ chức đấu tranh bằng vũ trang với quân
đội, nói cách khác là cuộc nội chiến đã đang bắt đầu diễn ra…
2, Nội chiến…
Có thể nói, một cuộc cách mạng
màu chống lại quân đội đã thất bại, và đến lúc phương án B – mô hình Syria, được
kích hoạt: “nếu chúng tôi không có nó, chúng tôi sẽ phá hủy nó”.
Chúng ta hãy xem bản đồ phân bố
các sắc tộc Myanmar và chú ý đến 2 sắc tộc chính là Kachin (màu đỏ) và Karen
(màu cam) ở Đông Nam có lịch sử lâu dài chống lại đa số người Miến Điện (màu
tím sẫm) đã giành được quyền tự trị ở Myanmar.
Trong Thế chiến II, Quân đội Quốc
gia Miến Điện dưới sự chỉ huy của Aung San đã chiến đấu bên phía Nhật Bản để
đánh bật cường quốc thuộc địa Anh ra khỏi Miến Điện. Anh, quốc gia lúc đó
còn kiểm soát Ấn Độ, đã sử dụng Kachin và Karen để tiến hành một cuộc chiến
tranh du kích chống lại các lực lượng ủy nhiệm Miến Điện của Nhật Bản.
Bây giờ MI6 “nuôi quân 3 năm, sử
dụng một ngày” tập trung các nhóm du kích ly khai, mở mặt trận thứ hai của
phương án B. Những đòn tấn công của Liên minh Karen nằm vào quân đội Myanmar đã
diễn ra…
Hôm qua, 6/5, cái gọi là Chính phủ
Thống nhất Quốc gia đã công bố ý định thành lập “Quân đội Liên bang” - một lực
lượng quân sự gồm những người đào tẩu khỏi lực lượng an ninh, các nhóm dân tộc
nổi dậy và những người tình nguyện giống như “Quân đội Quốc gia Syria”.
Quân đội Liên bang sẽ được cung cấp
vũ khí tài trợ nuôi dưỡng miễn phí của CIA, MI6 và Ấn Độ có vai trò quan trọng
như Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. Mấy ngày gần đây, quân du kích Kachin đã sử dụng
Manpad bắn hạ Mi17 của quân đội Myanmar không bỗng dưng mà có…
Đây sẽ là một bước ngoặt chuyển đổi
từ đấu tranh biểu tình thành một cuộc đối đầu vũ trang với quân đội. Myanmar
đang bước vào giai đoạn quan trọng mà Syria đã đứng vào năm 2011…nội chiến lan
rộng.
Myanmar – “Syria Đông Nam Á”
Năm 1999, Tổng thống Assad của Syria không cho phép một đường ống dẫn khí, dầu đi qua Syria đến châu Âu vì điều này ảnh hưởng lớn đến Nga. Lập tức Mỹ-phương Tây phát động một cuộc chiến để lật đổ chính quyền Tổng thống Assad bắt đầu từ năm 2011 như chúng ta đã chứng kiến.
Năm 2014, tình thế Syria như “ngọn
đèn trước gió”, Damascus kêu gọi Nga giúp đỡ và Nga đã ra tay can thiệp quân sự
bảo vệ chính quyền Assad cho đến nay.
Nói về Myanmar, để tránh dải “đá
ngầm” ở Biển Đông và eo biển Malacca, Trung Quốc đã xây dựng một đường ống dẫn
dầu từ cảng biển của Myanmar đến Côn Minh để đề phòng khi bị phong tỏa năng lượng.
Tất nhiên, chiến lược này của Trung Quốc không được Mỹ-Anh ủng hộ và tìm cách
phá hoại.
Liệu đường ống này an toàn khi tại
Myanmar xảy ra tình trạng nội chiến lan rộng và có thể một chính quyền mới hoàn
toàn theo Mỹ-Anh ra đời? Không thể, cho nên, đó là phương án của Mỹ-Anh nhằm
vào Trung Quốc mà Ấn Độ cũng có dấu vân tay trong đó.
Chắc chắn là Mỹ-Anh muốn điều đó
xảy ra rồi, vấn đề là liệu Trung Quốc có như Nga xuất binh can thiệp đánh tan lực
lượng ủy nhiệm của Mỹ-Anh bảo vệ an toàn cho đường ống dẫn dầu của mình hay
không?
Quá khó vì 2 thứ, (1) địa hình
Myanmar không giống như Syria và (2) lực lượng không quân Trung Quốc không phải
là Nga. Vì thế, hiện tại Trung Quốc đang im lặng và cố gắng giữ một “cấu hình
thấp”.
Xem ra Mỹ-Anh đang chơi một đòn
khá hiểm với Trung Quốc tại ĐNA và lưu ý là có vẻ như có dấu vân tay của Ấn Độ.
Bài viết hay quá. Các kênh phản động trên Youtube cứ nhắm mắt đổ cho TQ đảo chính MM nhưng TQ không có lợi ích gì khi làm điều đó, chả khác nào tự tay bóp giái, tự tay bóp chết đường dẫn dầu. Hy vọng dù thế nào thì TQ cũng lo dẫn dầu ở đó hay eo biển Molaca mà để yên Biển Đông. Nhưng có vẻ Mỹ đang muốn ép TQ phải dẫn dầu ở BĐ để Mỹ có cớ nhào vô "bảo vệ".
Trả lờiXóaGiống như "hiểm họa hạt nhân" BTT, "hiểm họa TQ thôn tính khu vực" là cái cớ bằng vàng để Mỹ duy trì quân đội, hải quân, căn cứ quân sự và quyền lực cứng quyền lực mềm ở trong khu vực này. Nếu không thì Mỹ ở xa nửa vòng trái đất chả có lý do chính đáng gì cứ chường mặt ở đây.
Bà trùm cũ ở MM thân thiện với TQ, đã rạn nứt với Mỹ (Obama đòi tước Nobel) (báo Tây báo Mỹ chửi bà rất nhiều vụ thiểu số), và TQ đang dẫn dầu ngon lành, vì vậy hoàn toàn không có lý do gì đi lật bà này để sinh rách việc, tự đập tô cơm của mình.
Khả năng hợp lý hơn là chính CIA đứng sau vụ này để kích động nội chiến ở MM, từ đó tạo ra 1 khe hở để Mỹ can thiệp và lập nên 1 đám phiến quân đánh thuê và các lực lượng khủng bố như ở Syria.
Thứ nhất mỹ muốn lập ra 1 chính phủ thân Mỹ và ngoan ngoãn hơn là chính phủ của bà trùm cũ, mở rộng quyền lực Mỹ trong khu vực này.
Thứ hai là Mỹ muốn phá các đại công ty, doanh nghiệp lớn và các làm ăn, nồi cơm và quan trọng hơn cả là đường dẫn dầu của TQ trong khu vực này.
Còn Ấn Độ có can thiệp hay không thì tôi không chắc vì Ấn Độ đi dây giữa Nga Mỹ và đang loạn, trước khi loạn Covid thì đã đang loạn vụ nông dân rồi, Chính phủ mất lòng tin nghiêm trọng ở nông thôn.
Cảm ơn bạn đã đọc và nhận xét. Đây chỉ là quan điểm cá nhân tôi thôi nhé.
XóaKhả năng TQ có làm như Nga ở Syria hay không thì tôi không chắc, vì có vẻ như quân sự TQ không mạnh bằng Nga về mọi mặt, chính sách quân sự TQ cũng bảo thủ chứ không cấp tiến sẵn sàng tiến thoái như Nga.
Trả lờiXóaNhưng tôi chắc là nếu TQ mà làm y như Nga thì các kênh phản động, phò Mẽo sẽ sủa rất vui. Chẳng qua Nga không có mâu thuẫn gì với VN, chưa từng có chiến tranh gì với VN trong lịch sử nên chúng không tiện thể hiện tinh thần bài Nga phò Mỹ, chứ nếu mà TQ thì sẽ khác. TQ sẽ được vẽ thành 1 con quỷ dữ Satan muốn xóa tên MM trên bản đồ thế giới. Các kênh Pháp Luân Công, phản động người Tàu phản động sẽ tha hồ giật tít "tội ác Đảng Cộng Sản Trung Quốc", "nội tạng", "diệt chủng Tân Cương giờ muốn diệt chủng Miến Điện", "muốn đem thảm sát Thiên An Môn đến Miến Điện".
Và cuối cùng, máu của nhân loại sẽ đổ vì những chiêu bài mà trò chơi chính trị tạo ra để phục vụ lợi ích cho một số ít người nào đó.
Trả lờiXóa