Nord Stream-2 thành công hay thất bại cho
biết thế giới đã đang là đơn cực hay đa cực…
Không thể phủ
nhận là Nga và Mỹ đang có những chiến lược (nghệ thuật, cách thức) sử dụng quyền
lực (quân sự, kinh tế) để gây ảnh hưởng chính trị lên toàn châu Âu. Đây, gọi là
một “cuộc chiến địa chính trị” Nga – Mỹ, mà khi đã gọi là một cuộc chiến thì
đôi bên không từ một biện pháp, thủ đoạn nào để dành chiến thắng.
Một trong trận
quyết chiến chiến lược của cuộc chiến địa chính trị này là Nord Stream-2 (đường
ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức viết tắt là SP2). Tại đây, Mỹ quyết phá bằng mọi
cách còn Nga thì bằng cách quyết xây…
Tuyến Nord Stream-2 là mục tiêu kinh tế hay
chính trị?
V.I. Lenin định
nghĩa: “chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Còn chiến tranh (quân
sự) chỉ là bước phát triển tiếp theo của chính trị. Nói cách khác chiến tranh
chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị, rốt cuộc, chính trị, quân sự thuộc phạm trù
kinh tế.
Người Nga
tuyên bố rằng, họ xây dựng đường ống dẫn khí là chỉ mục đích kinh tế, nghĩa là
để bán khí đốt cho châu Âu, thế thôi.
Mỹ tuyên bố rằng
tuyến SP-2 có độc quyền
về khí đốt, do vậy, về chính trị nó cho phép Nga củng cố mạnh mẽ vị thế của
mình ở châu Âu (cả phương Tây, nơi tiêu thụ khí đốt chính của Nga và phương
Đông, nơi khí đốt của Nga được trung chuyển).
Nếu căn cứ
theo định nghĩa của V.I.Lenin thì tuyên bố của Mỹ không có vô lý chút nào. Tuy
nhiên, nếu như có sự vô lý thì điều vô lý ở đây là: Vậy châu Âu không muốn Nga
củng cố vị thế của họ ở châu Âu thì liệu châu Âu mà cụ thể là EU có nghĩ rằng,
mối quan hệ của mình với Mỹ thì sao? Họ không phụ thuộc vào Mỹ? Họ là “đồng
minh” chứ không phải là “chư hầu”?...
Vì thế điều
rút ra ở đây là: “không có bữa trưa nào miễn phí”, Nga hay Mỹ cũng thế thôi,
khi bạn đã mua, đã là khách hàng thì luôn có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, vấn
đề là bên nào hàng tốt, rẻ (chất lượng) và tin cậy thì hợp đồng, phần còn lại
là cạnh tranh của những người bán là Nga-Mỹ.
Về kinh tế, Nga không cần Nord Stream-2
Nga không bao
giờ bỏ trứng vào một giỏ trong các vấn đề chiến lược. Vấn đề khí đốt cũng
đã được Điện Kremlin giải quyết một cách toàn diện.
Thứ nhất, ngoài các đường ống dẫn
khí đốt đi qua Đông Âu, các đường ống dẫn khí đốt đã được xây dựng dẫn Nga đến
thị trường châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản).
Thứ hai, các công ty sản xuất khí
đốt của Nga đã tăng đáng kể (gấp ba lần chỉ trong ba năm qua) sản lượng LNG của
họ và tiếp tục tăng công suất và xây dựng một đội tàu chở khí có khả năng cung
cấp LNG cho người tiêu dùng quanh năm bằng Tuyến đường Biển Phương Bắc.
Tất cả những
điều này cùng nhau tạo cơ hội cho việc điều động nhanh chóng nguồn cung cấp khí
đốt cho một thị trường có lợi hơn. Trong khi châu Á, nơi giá giao ngay thường
xuyên cao hơn giá châu Âu, cho nên, các hãng vận chuyển LNG của Nga hướng đến
nơi có giá cao hơn.
LNG, mặc dù đắt hơn so với khí đường ống,
nhưng nó có lợi thế là việc điều động theo các hướng và khối lượng cung cấp dễ
dàng hơn thay vì hướng cố định như đường ống. Ngoài ra, LNG của Nga vẫn rẻ
hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Thực tế cho thấy,
tổng lượng khí đốt chảy dọc theo các tuyến đường thay thế, được tiêu thụ trong
nước và chuyển đến các bến LNG, cho phép Nga từ bỏ Nord Stream 2 mà không bị
thiệt hại đáng kể, bởi vì, trong khi EU vẫn phải mua LNG của Nga trên thị trường
giao ngay, nhưng tất nhiên, sẽ đắt hơn đường ống theo hợp đồng dài hạn.
Chính vì những
lý do trên mà Gazprom đã ám chỉ với các đối tác châu Âu rằng họ đã sẵn sàng từ
bỏ SP-2, vì bản thân các đối tác EU coi dự án như thể Gazprom cần nó chứ không
phải chính họ. Ở cấp nhà nước trong EU, chỉ có Đức bảo vệ SP-2 nhưng không
phải lúc nào cũng nhất quán. Những người còn lại thì giả vờ rằng đây không
phải việc của họ...
Rõ ràng nếu ở
góc độ kinh tế thì Gazprom bỏ lâu rồi, nhưng ở góc độ chính trị thì Điện
Kremlin không cho phép.
Nord Stream-2: Đối đầu ý chí chính trị
Nga-Mỹ
Nếu Gazprom ngừng
xây dựng SP-2 ngày hôm nay và chờ đợi thời điểm tốt hơn là cấp độ một doanh
nghiệp, thì đối với cấp độ nhà nước Nga, một quyết định như vậy là không thể chấp
nhận được với Điện Kremlin – Putin.
Ai cũng biết,
SP-2 luôn bị Mỹ gây áp lực, cấm vận…nghĩa là Mỹ không từ bất kỳ một biện pháp
nào để ngăn chặn Gazprom-Nga hoàn thành SP-2. Nếu Gazprom-Nga dừng dự án thì
trong con mắt của thế giới, đây sẽ là một thất bại của Nga khi đối đầu trực tiếp
với Mỹ.
Theo đó, không
chỉ quyền lực chính trị của Điện Kremlin sẽ bị suy giảm mà còn cả các khả năng
phát triển thương mại và hợp tác kinh tế và không chỉ theo hướng châu Âu mà các
khu vực khác nếu như khi Mỹ muốn, quyết tâm can thiệp…
Mặt khác, đây
là một điểm quan trọng: Khi quyết định ký kết các hợp đồng quan trọng mang
tính chiến lược với ai, cả nhà nước và công ty tư nhân đều phải tính đến những
rủi ro chính trị có thể xảy ra. Nếu bạn hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của
mình, bất kể điều gì, thì hợp đồng sẽ được ký kết với bạn. Nếu một dự án
có nguy cơ bị phá vỡ vì chính trị mà bạn thì có vẻ dễ bị tổn thương về mặt
chính trị, đương nhiên, ưu tiên sẽ được dành cho người khác.
Nếu dự án SP-2
được hoàn thành thì cả thế giới sẽ thấy rằng, sức mạnh Mỹ cũng chỉ đến thế
thôi…Thế giới không còn là đơn cực mà là đa cực.
Vì vậy, dự án
SP-2, bản chất của nó không chỉ là kinh tế thuần túy, nó mang lại những rủi ro
chính trị đáng kể cho cả hai bên, bên xây (Nga) và bên phá (Mỹ). Và chính điều này làm tăng
chi phí, cường độ quyết liệt, không khoan nhượng trong cuộc đấu Nga-Mỹ về
SP-2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét