Trong cuộc chiến công nghệ tên lửa, một đất nước có chiều sâu chiến lược
hẹp như Israel an ninh luôn bị đe dọa…
Đầu tiên phải khẳng định 2 điều
sau:
1, Hệ thống phòng không Iron Dome
(Vòm Sắt) là một hệ thống phòng không chiến thuật chống tên lửa, rocket…của
Israel thuộc loại tốt nhứt trên thế giới. Nó đã từng kinh qua trận chiến với hiệu
quả chiến đấu cao. Cỡ như Mỹ mà cũng phải bỏ tiền ra mua 2 hệ thống Iron Dome
thì biết nó tiên tiến ra sao rồi đấy. Cho nên, ai đánh giá thấp Vòm sắt là “điếc
không sợ súng”.
2, Mối quan hệ giữa chiến thuật
và công nghệ trong tác chiến của chiến tranh hiện đại công nghệ cao: Nếu những
gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể và ngược lại những gì mà chiến thuật
không thể thì công nghệ có thể.
Kinh nghiệm xương máu của người Palestine…
Vòm sắt là hệ thống đánh chặn cuối
cùng các loại tên lửa, rocket tự chế (qassam) của 2 đối tượng tác chiến trực tiếp
gần gũi là Hamas (Phong trào kháng chiến Hồi giáo Palestine) và Hezbollah
(Lebanon) phóng vào lãnh thổ Israel.
Ra mắt sử sử dụng lần đầu tiên bằng
việc bắn rơi 8 Grad của Hamas bắn từ dải Gaza. Quân đội Isarel xoa tay tuyên bố
Hệ thống Vòm sắt có hiệu quả chiến đấu tuyệt đối.
Năm 2011, sau khi Vòm sắt được
chính thức thông qua, Palestine tổ chức 229 cuộc tấn công, phóng vào Israel 386
quả Qassam. Kết quả trong 386 Qassam, Vòm sắt chỉ chặn được 34 quả, hiệu suất
khoảng 10%...
Năm 2012 trong chiến dịch “Cloud
Pillar” Vòm sắt đánh chặn được 421 Qassam với hiệu suất chiến đấu được công bố
là 85%. Đây là một thành công lớn nhất tạo ra thương hiệu “Vòm sắt”.
Đặc biệt năm 2014, Hamas phóng vỏa
Israel gần 4000 quả Qassam trong thời gian 50 ngày theo cách vài chục quả mỗi
ngày, nhưng hoàn toàn thất bại trước Vòm sắt. Trận chiến này Israel toàn thắng.
Rõ ràng, dù nói gì thì nói, các
loại tên lửa, rocket tự chế của người Palestine đã tỏ ra bất lực, không gây ra
mối đe dọa lớn cho an ninh Israel vì họ có Vòm sắt là không thể phủ nhận.
Sau chiến dịch này, phải mất 7
năm sau, người Palestine mới nghiên cứu những lỗ hổng công nghệ (tử huyệt) của
Vòm Sắt để sử dụng chiến thuật hợp lý, đổi mới tư duy tác chiến, cải tạo sản xuất
vũ khí mới có tầm bắn xa hơn…Và thật thông minh, họ đã tìm ra và thực hiện đúng
theo phương châm tác chiến: “những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể”.
Phát hiện tử huyệt của Vòm sắt!
Trước khi chiến dịch, Hamas đã mất
nhiều thời gian và từ kinh nghiệm xương máu các chiến dịch trước, trong chiến dịch
“Jerusalem Sword”, Hamas đã phát hiện ra 2 lỗ hổng công nghệ (tử huyệt) cơ bản
của Vòm sắt để khoét sâu vào bằng chiến thuật…
Tử huyệt thứ nhất, mỗi một
hệ thống Vòm sắt chỉ quản lý và khả năng đánh chặn 125 mục tiêu, phóng hết cơ số
trong vòng 10 phút.
Tử huyệt thứ hai, sau khi
“xuất” trong 10 phút, Vòm sắt phải nghỉ lấy hơi, thời gian nghỉ có báo viết là
2-3 giờ để nạp pin, có báo viết là mất 30 đến 80 phút, nên chúng ta lấy con số
thấp nhất là từ 30-80 phút.
Tử huyệt thứ 3, Hamas biết
việc cơ động hệ thống Vòm sắt rất hạn chế vì nó phải được bật liên tục và nếu một
pin của bệ phóng này bị lỗi thì không thể thay thế bằng pin của bệ phóng khác…
Sử dụng chiến thuật nhắm vào tử huyệt…
1, Đối với tử huyệt thứ nhất: Được
biết, Israel có khoảng 14 hệ thống Vòm sắt, bố trí tại 2 hướng Gaza và bờ Tây
Jordan, mỗi hướng có 6-7 Vòm sắt và tại dải Gaza thì hệ thống Vòm sắt có thể bắn
chặn thành công (trên lý thuyết) chừng 7x125=875 mục tiêu. Như vậy, nếu số lượng
Qassam của Hamas phóng ra lớn hơn 875 quả và salvo (phóng loạt cấp tập) thì Vòm
sắt của Israel chỉ có thể ngước nhìn quả tên lửa thứ 876 trở đi…
2, Đối với tử huyệt thứ hai, sau
khi “xuất” hết Tamir diệt 875 mục tiêu trong 10 phút thì Vòm sắt phải nghỉ để nạp
năng lượng, thời gian là 30-80 phút. Đây là thời gian “chết giấc” của Vòm sắt
mà trong khoảng thời gian đó, tên lửa của Hamas có thể bay vào phòng ngủ của vợ
chồng Thủ tướng nếu như nó bay chính xác mà không ai quan tâm. 30 phút là quá đủ.
Diễn biến cuộc chiến giữa Hamas
và Israel cho thấy, Hamas đã sử dụng một chiến thuật khác trước, Hamas phóng cấp
tập, liên tục, như tối ngày 11/5 có khi phóng 135 quả chỉ trong 5 phút. Đặc biệt
lưu ý là Hamas “cố tình” phóng Qassam về hướng mà biết chắc Israel bố trí hệ thống
Vòm sắt. Tính đến nay Hamas đã phóng gần 2000 Qassam về lãnh thổ Israel
Với chiến thuật này, người
Palestine buộc Israel phải đối phó, xử lý ngay và luôn là sử dụng hết công suất,
năng lực của hệ thống Vòm sắt để đánh chặn các Qassam mà không còn cách nào
khác, tạo ra một màn pháo hoa trên bầu trời dải Gaza…
Israel vốn thông minh nhưng do ngạo
mạn, chủ quan đã vô tình “chơi theo lối chơi” của Palestine áp đặt.
Và kết quả, Israel bị ăn hai đòn
hiểm, (1) số lượng tên lửa Tamir của Vòm sắt dùng không đúng mục đích, cứ vơi dần
trong kho, có nguy cơ cạn kiệt và (2) là để lộ ra một tử huyệt cực kỳ nguy hiểm
khiến cho toàn bộ hệ thống Vòm sắt bị toang…Đó là: Thời gian “chết giấc” của
Vòm Sắt cho phép Hamas sẽ tung ra tên lửa có tầm bay xa, công phá mạnh, độ
chính xác cao đến những vị trí mình muốn mà không bị đánh chặn.
Quả thật là về công nghệ, không
ai có thể phủ nhận sự tiên tiến hiện đại của hệ thống đánh chặn chiến thuật của
Vòm Sắt. Tuy nhiên, công nghệ không phải là chiến thuật. Hệ thống Vòm Sắt của
Israel trứ danh đã bị chiến thuật người Palestine chọc thủng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét