Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

"ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" - KINH NGHIỆM QUÝ BÁU CHO PHÒNG THỦ BIỂN VIỆT NAM (P1).

Ngày nay, trên thế giới khi nói "Điện Biên Phủ" có nghĩa đó là một khái niệm của chiến thắng chứ không chỉ đơn giản là một địa danh. Một chiến thắng vĩ đại mang tầm chiến lược có tác dụng thay đổi bước ngoặt của thế trận, chiến tranh. Một chiến thắng mang dấu ấn thuộc về một quốc gia nhỏ bé tiến hành chiến tranh chống xâm lược. Khái niệm này , "Điện Biên Phủ", bắt đầu có từ Việt Nam và hoàn toàn ngược lại với khái niệm như "Oa téc lô" hay "Trân Châu Cảng" mà người Pháp hay người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung khi nói về sự thất bại. Điện Biên Phủ đầu tiên xảy ra trên thung lũng lòng chảo Điện Biên Phủ Việt Nam mà nạn nhân là đế quốc Pháp. Đó là nơi kết thúc chế độ thực dân kiểu cũ ở Việt Nam và trên thế giới. Điện Biên Phủ thứ hai xảy ra trên bầu trời Hà Nội và lân cận nên gọi là "Điện Biên Phủ trên không" mà nạn nhân là không lực Hoa Kỳ. Đó là nơi chôn vùi thần tượng "siêu pháo đài bay B-52", buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn. "Điện Biên Phủ trên không" là một trận đánh vô cùng ác liệt giữa một bên là bộ đội binh chủng PK-KQ Việt Nam và quân dân Hà Nội, Hải Phòng chống lại cuộc tập kích chiến lược của không lực Hoa Kỳ với sự "oanh tạc tập trung nhất trong lịch sử chiến tranh", với đầy đủ tính chất của một cuộc chiến tranh hiện đại, công nghệ cao, với át chủ bài là siêu pháo đài bay B-52 bất khả xâm phạm mà mới nghe tên thì bất kỳ quốc gia nào cũng run sợ. Từ "Điện Biên Phủ trên không", chúng ta có được những kinh nghiệm chỉ có được từ máu xương, vô cùng quý giá, mà thế hệ cha anh đã để lại, không ngừng chuẩn bị thế, lực, sẵn sàng làm nên một "Điện Biên Phủ trên Biển" nếu như các thế lực thù địch liều lĩnh gây chiến tranh xâm lược chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải.
Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ để quyết đánh, quyết thắng.
Nước Mĩ cho bay thử chiếc B-52 đầu tiên vào ngày 16 tháng 4 năm 1952, trước trận “Điện Biên Phủ trên không” 20 năm. Vào lúc đó Việt Nam mới có trung đoàn pháo cao xạ 37mm đầu tiên mới được thành lập. Năm 1962, mười năm sau khi chiếc B-52 đầu tiên ra đời, ngay cả Tư lệnh bộ đội phòng không, Đại tá Phùng Thế Tài cũng "lúng túng" chưa biết gì về B-52 - đối tượng tác chiến chủ yếu sau 10 năm nữa, nhưng Việt Nam còn có Bác Hồ - Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang, là một vị lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng, trên mọi lĩnh vực. Ngay từ rất sớm, năm 1962, Bác chỉ thị phải tìm hiểu kỹ B-52 để đánh thắng nó. Năm 1968, Bác nói" Ở Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ thua nhưng Mỹ chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội". Vậy là Người đã khẳng định B-52 nhất định sẽ oanh kích Hà Nội. Theo lời Bác dạy, toàn quân, đặc biệt là lực lượng nòng cốt phòng không-không quân, nghiên cứu chuẩn bị, và, để có được cuốn "cẩm nang đỏ" cách đánh B-52 thì phải không biết bao nhiêu xương máu cha anh đã đổ. Nếu không vậy, chúng ta sẽ mất đi sự tự tin, không có cách để đánh B-52, thì dù có gan dạ, anh hùng đến mấy cũng nát tan dưới hàng vạn tấn bom rải thảm của B-52, nếu như không muốn nói là "trở về thời kỳ đồ đá". Quy luật của chiến tranh để dành chiến thắng là vậy, bản chất tàn bạo, dã man của kẻ xâm lược là vậy. Ngày nay, trước việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, kẻ thù của chúng ta nhất định sẽ không từ một thủ đoạn dã man, tàn bạo nào, sử dụng phương tiện vũ khí công nghệ hiện đại hiện có để uy hiếp, đánh phá, hòng đạt được mục tiêu xâm lược của chúng. Bởi vậy, tìm hiểu, nghiên cứu kỹ những loại vũ khí tối tân hiện đại của kẻ thù để chúng ta chủ động, tự tin, sáng tạo, giáng trả quyết liệt, bắt chúng phải trả giá đắt đã trở nên cấp thiết ngay trong thời bình. Nghiên cứu kỹ để xây dựng, tổ chức, bố trí lực lượng. Nghiên cứu kỹ để chuẩn bị vũ khí đánh trả. Nghiên cứu kỹ để phát hiện ra điểm yếu của kẻ thù, khoét sâu thêm, tìm ra cách đánh phù hợp. Đó là kinh nghiệm máu xương, là bài học quý giá của thế hệ cha anh để lại từ "Điện Biên Phủ trên không".
Chuẩn bị để “ngắm bắn thẳng” vào mục tiêu.
Trong “Điện Biên Phủ trên không”, xác định chính xác tọa độ B52 là yếu tố quyết định thắng lợi của chiến dịch. Điều gì xảy ra nếu tên lửa Việt Nam không biết B52 ở đâu mà phóng? Và bây giờ điều gì xảy ra khi chúng ta không có hệ thống vệ tinh quân sự định vị mục tiêu trên biển để dẫn bắn? Khi Việt Nam không có máy bay trinh sát chỉ thị mục tiêu cảnh báo sớm hoặc máy bay chỉ thị mục tiêu KA-32 như của Nga? Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, có một hình thức tác chiến của lực lượng pháo binh mà Mỹ-Ngụy kinh sợ đó là ngắm bắn qua nòng pháo, qua ống phóng của dàn hỏa tiễn được gọi là “ngắm bắn thẳng”. Tác chiến kiểu này chỉ xảy ra khi mục tiêu quá gần. Ngày nay với vũ khí công nghệ cao, đa dạng, thì một khu vực phòng thủ như trên biển Đông cũng được xem như khu vực quá chật hẹp. Do đó, tấn công các mục tiêu trên biển Đông nếu như có sự bố trí, chuẩn bị sẵn sàng và với vũ khí công nghệ cao, hiện đại, như ngày nay thì không khác gì “ngắm bắn thẳng”. Chúng ta đã có hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải Chức năng của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho tên lửa đối hải là trinh sát phát hiện mục tiêu, truyền tham số mục tiêu về sở chỉ huy và các lực lượng tên lửa, máy bay chiến đấu để tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm radar hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa. Hệ thống này tỏ ra cực kỳ lợi hại, cực kỳ nguy hiểm cho mục tiêu nào đã bị chúng định vị chính xác. Vì thế Việt Nam phải xây dựng hệ thống này thành một Trung tâm chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho pháo tầm xa, tên lửa đất đối hải và thậm chí tên lửa trên các tàu chiến, máy bay khi mục tiêu ngoài tầm radar hỏa lực. Dữ liệu đầu vào của Trung tâm này là vị trí mục tiêu từ các trạm quan trắc, quan sát mục tiêu trên biển. Dữ liệu đầu ra là các tham số bắn cho các bệ phóng tên lửa…được truyền đến Bộ tham mưu Hải quân. Vấn đề là tất cả hệ thống quan trắc, cảnh giới khu vực phòng thủ biển của Việt Nam làm sao để xác định chính xác vị trí mục tiêu bất cứ khi nào chúng xuất hiện? Đối phương chỉ có thể xác định vị trí mục tiêu trên biển Đông bằng vệ tinh, hoặc bằng hệ thống Radar tầm xa ngoài đường chân trời… nhưng sự chính xác còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, tức là vẫn bị “nhiễu loạn” bởi các yếu tố khách quan như thời tiết, địa hình và đặc biệt là sự ngụy trang, đánh lừa của đối phương... Nhưng chúng ta thì không có vệ tinh, thay vào đó chúng ta cóì vị trí hết sức thuận lợi để quan sát, quan trắc, trên biển Đông nên độ chính xác của chúng ta khác họ cơ bản. Đối phương cần 3 vệ tinh mới định vị được mục tiêu dưới biển, trong khi chỉ cần một vị trí quan trắc, quan sát trên bờ, trên đảo là coi như đã “khóa gọn” được mục tiêu bằng tác nghiệp đơn giản. Huống chi ta có hàng ngàn đảo lớn nhỏ giữa khơi xa, hàng trăm ngọn núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ nhô ra bờ biển tạo nên một hệ thống quan trắc chồng chéo nên rất dễ dàng định vị được mục tiêu chính xác bằng các phương pháp giao hội. Bằng phương pháp giao hội, bảo đảm hàng hải cho rà quét thủy lôi Mỹ không được để sót một mét vuông nào, Hải quân Việt Nam ngày xưa đã xác định chính xác vị trí từng điểm trên một diện tích hàng trăm hải lý vuông thì ngày nay với trang bị phương tiện quan trắc, quan sát, hiện đại thì không khó khăn để “khóa mục tiêu” trên khu vực biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho “ngắm bắn thẳng”. (Tiếp theo: Tàu sân bay, dùng để răn đe hay tác chiến trên Biển Đông)

1 nhận xét: