Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Tác chiến “siêu hiện đại” – Mỹ quá tụt hậu!



Tư duy tác chiến hiện đại của Nga và Mỹ đã khác nhau khi một bên đã sở hữu những loại vũ khí mà bên kia không có.
Có thể tiết lộ 6 loại vũ khí mới của Putin là “trò lừa đảo” nhưng ít nhất “trò lừa đảo” của Putin đã có tác dụng khi ngày 8/3, một nhóm Nghị sĩ Mỹ - tất cả những người tự do - đã ký vào một lá thư được soạn thảo cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền Trump bắt đầu các cuộc hội đàm mới với Liên bang Nga về tình hình công việc giữa hai nước liên quan đến vũ khí hạt nhân, không chậm trễ…
Mỹ chủ quan, say men chiến thắng
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc để bắt đầu một cuộc “chiến tranh lạnh” giữa 2 thế lực: Khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu và khối quân sự Warsaw do Liên Xô đứng đầu.
Cả 2 thế lực đều có vũ khí trang bị tương đương và tư duy chiến tranh, tư duy tác chiến cũng không khác nhau.
Có thể nói, nếu có sự phát triển về tư duy tác chiến trong thời đại mới thì xương sống sức mạnh Mỹ chủ yếu là tấn công hạt nhân và “tác chiến không – biển”. Đây là 2 đòn và là sức mạnh răn đe của Mỹ với mọi quốc gia để giữ ngôi vị bá chủ của Mỹ, chủ yếu nhằm vào Liên xô-Nga và Trung Quốc.
Sức mạnh chính, then chốt của “tác chiến không – biển” là nhóm tàu chiến đấu sân bay (CSG). Và đó là lý do vì sao mà Liên Xô-Nga và Trung Quốc đã tìm mọi cách để hạn chế hoặc tiêu diệt nhóm tàu sân bay này…
Cho đến sau khi Liên Xô sụp đổ, tới thời kỳ Nga-Putin thì họ vẫn chưa tìm ra được cách để làm phá sản cái gọi là “học thuyết” tác chiến không – biển của Mỹ. Riêng Trung Quốc tuyên bố là đã chế tạo được tên lửa diệt tàu sân bay và họ đã thực hiện “chiến lược chống tiếp cận” (A2/AD)…
Tuy nhiên, Trung Quốc có thành công hay không là không chắc chắn, bởi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cho nhóm tàu sân bay là rất hiện đại, liệu tên lửa DF-21D “sát thủ tàu sân bay” có bay đến trúng đích hay không và nếu có thì có đến được đích hay không là một vấn đề khác…
Thực tế là Mỹ vẫn rất tự tin với học thuyết “tác chiến không – biển” của mình và không tiếc tiền của đầu tư, trang bị mạnh hơn cũng với các đợt diễn tập…đã chứng tỏ “tác chiến không – biển” vẫn là tư duy tác chiến chưa thay đổi trong chiến tranh hiện đại cho đến ngày nay của Mỹ.
Với một tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới, Mỹ cho rằng không ai có thể vượt qua Mỹ về khoa học công nghệ quân sự, về sức mạnh quân sự thông thường trong khuôn khổ tư duy chiến tranh hiện tại…
Vì thế, khi kết thúc chiến tranh lạnh, Mỹ-NATO vẫn duy trì và giữ nguyên tất cả, không thay đổi cho đến ngày nay: Tư duy tác chiến, vũ khí trang bị (được cải tiến hiện đại hơn thay vì chế tạo ra cái mới có tính đột phá đi trước thời đại…).
Đây chính là nguyên nhân khiến “người khổng lồ Mỹ” trở thành “kẻ đi sau” Nga. Không ngờ rằng Nga có Vladimir Putin, một con người có tư duy “luôn đi trước thời đại”…
Hãy tưởng tượng một kịch bản, khi các quốc gia đang thực hiện tư duy tác chiến trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất hay lần thứ hai, bổng nhiên, xuất hiện một lực lượng quân sự của Mỹ có vũ khí như hiện tại tham gia tác chiến… Lúc đó, tình thế chiến tranh thế giới lần 1 sẽ như thế nào?
Và, sẽ xuất hiện một kịch bản tương tự cho cuộc chiến tranh thế giới lần 3 mà Nga tham gia tác chiến. Lúc này, mọi tư duy tác chiến, tư duy về vũ khí “siêu nhiên” ngoài người Nga ra, không ai có và hiểu được. Tưởng tượng trên của bạn trở thành thực tế cho chiến tranh tương lai “siêu hiện đại”.
Vũ khí thay đổi nghệ thuật quân sự, thay đổi phương thức tác chiến và do đó quyết định thành bại chiến tranh…Thay vì không có sức, tiềm lực để “chạy đua bằng chân” với Mỹ, Nga-Putin đã tìm cách sở hữu “một chiếc ô tô” để vừa nhanh, vừa đỡ tốn sức.
Rất may! Nga-Putin đã làm được. Họ đã có một loạt các “vũ khí siêu nhiên” mà không quốc gia nào có.
Với các loại vũ khí mới, Nga đã thay đổi toàn bộ tư duy tác chiến cũ lỗi thời lạc hậu, tồn tại từ trước đến nay mà kể cả Mỹ-NATO vẫn đang còn khư khư giữ lấy...
Nạn nhân đầu tiên… “tác chiến không - biển”
Ngày 7/10/2015, từ Hạm đội Caspian, Nga đã phóng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr-NK… Nga đã chuyển cho Mỹ một cảnh báo rằng, nếu không “tiến hóa để kịp thích nghi” thì bài học của loài khủng long là cơn ác mộng cho những con “khủng long Hải quân Hoa Kỳ”.
Không sai, vì điều khiến cho giới quân sự phương Tây kinh hoàng, là điều mà buộc họ phải thay đổi về nhận thức tác chiến hiện đại trên biển, đại dương, thay đổi nhận thức về tổ chức xây dựng lực lượng hải quân nước xanh, hải quân nước vàng…
Đáng chú ý là không chỉ người Mỹ, người Trung Quốc cũng đang hoang mang lo lắng cho âm mưu nước lớn, xây dựng “hải quân nước xanh” trên Biển Đông của họ sau cú phóng Kalibr-NK của Nga này…
Thật không may, điều khó chịu, không thể chấp nhận của Mỹ-PT và Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đó mà nó hoàn toàn chán nản khi Putin tiết lộ 6 loại vũ khí mới của Nga và đặc biệt Nga vừa phóng thử thành công tên lửa siêu thanh Dagger (Nga gọi là Kinzhal).
Tên lửa siêu thanh Dagger (Kinzhal) đối hải tốc độ 10 Mach, dựa trên Iskander trứ danh, tấn công mục tiêu có điều khiển từ khoảng cách 2000 km được mang bởi MiG-31, máy bay đánh chặn siêu thanh.
Nga đã chỉ ra rằng, may bay mang tên lửa là một phần của hệ thống tên lửa Dagger. MiG-31 với tốc độ siêu thanh để kích hoạt tốc độ siêu thanh của Dagger, qua đó làm giảm kích cỡ của Dagger.
Không chỉ MiG-31 mà có vẻ như SU-57 cũng đang được Nga thử nghiệm tại Syria. Nếu như SU-57 được trang bị Dagger thì “cái chết bất ngờ” sẽ đến với bất kỳ tàu nào, hạm đội nào của đối thủ trên biển.
Không có hệ thống phòng không hiện đại hoặc tương lai được triển khai trong bất kỳ thành viên NATO nào, kể cả Mỹ có thể đánh chặn ít nhất một tên lửa duy nhất có các đặc tính như “Dagger”. Do đó, nhóm tàu chiến đấu sân bay như khu trục Arly Burke, tuần dương Ticonderoga được trang bị “Aegis” sẽ bị thất thủ.
Khi được triển khai tại Quân khu phía Nam với sự xuất hiện của MiG-31 tại sân bay Kamchatka, hay Primosky thì Nga có thể thiết kế một “vùng cấm đi” khổng lồ trên Thái Bình Dương. Khu vực Biển Đen, vùng Địa Trung Hải và cửa Vịnh Ba Tư là chuyện trong tầm quá sâu của phức hợp Dagger.
 Với tình thế đó thì 33 chiếc tàu khu trục, tuần dương của Hải quân Mỹ dù được trang bị Aegis bởi hàng tỷ tỷ USD đều nơm nớp lo sợ bởi vì không an toàn, không có cách đối phó với phức hợp tên lửa Dagger trong khu vực “cấm đi lại” của Nga chỉ định.
Rõ ràng, chỉ với một hệ thống tên lửa phức hợp siêu thanh Dagger của Nga đã triệt tiêu toàn bộ tính răn đe của cả hạm đội tàu chiến đấu sân bay CSG trứ danh. CSG của Mỹ giờ đây chỉ thích hợp cho những cuộc diễu hành và biểu trưng một lá cờ gần bờ biển của các quốc gia yếu, kém phát triển. 
Và, nạn nhân đầu tiên của hệ thống tên lửa phức hợp siêu thanh Dagger của Nga chính là “học thuyết tác chiến – không biển” nổi tiếng một thời. Chính nó, Dagger, mà không ai khác đã “đưa tiễn” học thuyết “tác chiến không – biển” của Mỹ vào viện bảo tàng quân sự.

2 nhận xét:

  1. Hay tuyêt!!! Cảm ơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ say men chiến thắng, trong khi Nga ráo riết chuẩn bị các loại vũ khí hiện đại thì hơn Mỹ là đúng rồi

    Trả lờiXóa