Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Khói siêu thanh Nga khiến Mỹ-NATO tắt giọng. Tối hậu thư Lavrov khiến EU hoảng hốt đầu hàng!

 

Trước hết, chúng ta cần thống nhất một số nhận thức về công tác đối ngoại của một quốc gia.

Thứ nhất, công tác đối ngoại hay ngoại giao trong thời bình tầm quan trọng của nó giống như tác chiến trong chiến tranh.

Để đạt được mục tiêu chính trị hay địa chính trị nào đó thì chiến tranh là biện pháp cuối cùng, tồi tệ, rủi ro, thảm khốc không chỉ cho bên bại mà cả bên thắng cuộc. Trong khi đó, công tác đối ngoại (ngoại giao trong thời bình) thắng lợi cũng đạt được mục tiêu đó thay vì phải chiến tranh.

Thứ hai, tùy theo sức mạnh của từng quốc gia mà tư tưởng ngoại giao (không phải là đường lối ngoại giao) cũng khác nhau.

Ngoại giao của quốc gia bá chủ thế giới như Hoa Kỳ thì cứng rắn, áp đặt, được hỗ trợ bởi các nhóm tác chiến tàu sân bay, VKHN…hay gọi là “ngoại giao pháo hạm”. Đương nhiên, các quốc gia còn lại thì phải mềm, dẻo, luôn ở cửa dưới và rất ít khi nói “không” như các cường quốc.

Thứ ba, do nhiệm vụ trọng yếu như vậy cho nên chức danh “Ngoại trưởng” có vị trị rất quan trọng trong bất kỳ quốc gia nào (Hoa Kỳ, ngoại trưởng được xem là nhân vật số 2 sau Tổng thống). Cho nên, tuyên bố của Ngoại trưởng là tuyên bố của quốc gia đó – tuyên bố của nguyên thủ quốc gia.

Sergei Lavrov – “truyền nhân” của Andrei Gromyko!

Andrei Gromyko là ngoại trưởng Liên Xô từ 1957-1985, có một phong thái ngoại giao rất nghiêm khắc, kiên định lập trường, không khoan nhượng, thậm chí cứng rắn, luôn yêu cầu một điều: Phương Tây phải tôn trọng đất nước của ông.

Trong thời gian là Ngoại trưởng, để bảo vệ lợi ích đất nước, ông đã hơn 20 lần dùng quyền phủ quyết (nói không) của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an LHQ. Vì thế, ông được biệt danh là “Mr No” - một biệt danh kính trọng của phương Tây.

Và, một tuyên bố nổi tiếng cứng rắn của ông khi Thổ Nhĩ Kỳ - NATO có ý răn đe đóng eo biển Bosphorus để bít lối ra của hạm đội Biển Đen:

“Để bơi ra Địa Trung Hải quá dễ dàng, Hạm đội Biển Đen chỉ cần phóng mấy loạt tên lửa (hạt nhân) là xong. Làm như vậy sẽ xuất hiện thêm các luồng lưu thông khác, ngoài eo biển Bosphorus, nhưng đáng tiếc là khi đó, đô thị cổ kính Istanbul sẽ không còn tồn tại”.

Rõ ràng là ông Andrei Gromyko ở vị trí ngoại trưởng Liên Xô lúc Liên Xô đang là một cường quốc hùng mạnh nên “nói có gang có thép” cũng là dễ hiểu, nhưng hậu duệ của ông, Sergei Lavrov – Ngoại trưởng LB Nga thì không được may mắn như vậy…

Sergei Lavrov nhận nhiệm vụ Ngoại trưởng LB Nga với một trọng trách  là để “khôi phục ảnh hưởng đã mất ở cấp độ toàn cầu và trả lại cho Nga vai trò của một cường quốc bằng mọi cách...” Do đó “thế” của Lavrov không thuận lợi bằng “thế” của Gromyko.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007, Putin “phát lệnh” bằng một diễn văn địa chính trị quan trong nhất của thế kỷ 21 tại Hội nghị an ninh Munich thì “tư chất ngoại giao” của Lavrov đã bắt đầu phát tiết xứng danh là “truyền nhân” của Gromyko – Mr No.

Vị thế nước Nga qua lối ngoại giao của Lavrov

WHO ARE YOU TO FUCKING DOING ME? Dịch ra ngôn ngữ Việt ít tục hơn là: “Anh là ai mà đọc bài giảng cho tôi nghe?” Hay: Mày là ai mà lên giọng đạo đức cho tao”.

Cụm từ này được cho là đã được Sergei Lavrov nói vào năm 2008 trong cuộc trò chuyện với Ngoại trưởng Anh khi đó là David Miliband để đáp lại những “lo ngại” của ông ta về tình hình xung quanh các hành động khiêu khích của Gruzia đối với lực lượng gìn giữ hòa bình Nga và người dân Nam Ossetia.

Miliband lưu ý rằng châu Âu buộc phải xem xét lại mối quan hệ của mình với Nga để đáp lại hành vi gây hấn của nước này. Lavrov hỏi đáp lại rằng Miliband có biết gì về lịch sử Nga không và liệu anh ta có nhớ rằng Anh, cùng với Hoa Kỳ, đã xâm lược Iraq vào năm 2003, và bây giờ dám nói lắp về một số loại luật pháp quốc tế?

Và, cũng với phong cách này “Mày là ai mà đọc bài giảng cho tao nghe?” trong chuyên thăm của “Ngoại trưởng” EU là Josep Borel. Josep Borel “phàn nàn” về sự đán áp dã man của cảnh sát Nga trong vụ Navalny, bắt giữ tùy tiện những người biểu tình ôn hòa…và đe dọa trừng phạt nếu không thả Navalny ngay lập tức…  

Lavrov ngay lập tức tung ra 3 cú đấm liên tiếp khiến “ngoại trưởng EU” ngả quỵ, khiến giới ngoại giao EU phản đối và cáo buộc Lavrov xỉ nhục “ngoại trưởng” của họ và đòi cắt chức Josep Borel vì thảm hại tại Nga…

Cú đấm thứ nhất là Lavrov tung đoạn video ghi lại cảnh cảnh sát Pháp, Mỹ, Phần Lan... đối xử “nhân đạo" gấp trăm lần cảnh sát Nga như nào khiến Youtube phải xóa gấp vì hình ảnh bạo lực...

Cú đấm thứ hai là đuổi 3 nhà ngoại giao EU về nước khi đã đi ủng hộ biểu tình giải cứu Navalny. Borel ê ẩm mặt mày vì Lavrov muốn nói rằng “nếu ủng hộ biểu tình, ủng hộ Navalny, can thiệp vào Nga thì cút…” (trong khi đó Putin không tiếp Borel vì Putin không muốn gặp đại diện của một “tổ chức công cộng – EU”)

Và cú cuối cùng là tuyên bố EU là đối tác không tin cậy, sẵn sàng cắt đứt mọi quan hệ nếu cứ thói xấc xược can thiệp vào công việc nội bộ, chủ quyền nước Nga. Với Nga EU hoặc là thay đổi hoặc là không tồn tại.

“Mày là ai mà đọc bài giảng cho tao nghe!”. Cụm từ này được gán cho Lavrov nhưng Lavrov không từ chối, bởi trong giai đoạn hiện nay đó là tư tưởng đối ngoại của Nga thể hiện vị thế của Liên bang Nga thời Putin.

Và, đúng như Lavrov nói, Nga không muốn tự cô lập, nhưng Nga không muốn có những kẻ không hiểu mình là ai lại thò mũi vào công việc của người khác. Nga là quốc gia có chủ quyền. (Chúng tôi sẽ phân tích những thú vị sau tối hậu thư của Lavrov khiến EU hoảng hốt như nào ở bài sau)

Khói của tên lửa siêu thanh Nga làm Mỹ-NATO nghẹt thở…

Quy tắc cổ điển được áp dụng: ngoại giao trở nên chủ động và hiệu quả khi nó dựa vào một đội quân mạnh tức một sức mạnh đáng tin cậy. Đại diện cho sức mạnh đó là Đại tướng – Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu.

Trong cuộc tuyên bố sẵn sàng cắt đứt quan hệ với EU, Lavrov đã không vô tình khi nhấn mạnh rằng: “Nga đã trở nên hoàn toàn tự cung tự cấp về mặt quân sự…”, nghĩa là không ai có thể ngăn cản được sức mạnh và sự phát triển sức mạnh của quân đội Nga.

 Tên lửa siêu thanh Nga (hay phim hoạt hình của Putin) đã chính thức đập tan huyền thoại bất khả xâm phạm và ưu thế quân sự của Mỹ. Và, thật lý thú là chính Nga (chứ không phải Mỹ) đã kéo Mỹ vào cuộc chạy đua, chính xác là chạy đuổi theo Nga, mà khiến Mỹ có thể sập tiệm như Liên Xô.

Tại Hội nghị an ninh Munich, Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố rằng “nước Mỹ đã trở lại”, “Liên minh Đại Tây Dương đã phục hồi…” nhưng 30 quốc gia thành viên NATO chẳng ai phấn khích, hưng phấn như xưa. Bởi, như người Việt Nam thường ví von: “một trăm lời nói (của Biden) không bằng vệt khói (tên lửa) siêu thanh”.

Vũ khí siêu thanh các loại của Nga trên không, trên đất liền, trên biển, dưới lòng biển dùng để tấn công vào các mục tiêu của Mỹ-NATO mà không bị đánh chặn, cản phá là đã đủ và sẵn sàng…khiến cho vấn đề của Mỹ-NATO bây giờ không phải là đánh Nga ra sao mà là sẽ ra sao khi bị Nga đánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét